Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/05/2024, 08:35 AM

Làm thế nào trở về truyền thống tâm linh mà vẫn thực tập đạo Bụt?

Hỏi : Xin Thầy nói rõ hơn về lời khuyên nên trở về truyền thống tâm linh của mình. Làm thế nào để trở về truyền thống tâm linh của mình mà vẫn thực tập đạo Bụt?

312973189_449224257310605_8123136629856059681_n

Đáp: 

Nếu ta là một người Phật tử thì Bụt là gốc rễ của ta, nhưng ta cũng biết rằng Bụt cũng có gốc rễ. Cho nên gốc rễ của ta không chỉ bắt đầu từ Bụt. Cho nên tìm hiểu Bụt và cả tổ tiên của Bụt là một điều quan trọng. Khi ta là một tín hữu Kitô thì Chúa Jesu là gốc rễ tâm linh của ta, nhưng trước Chúa Jesu còn có nhiều truyền thống tâm linh khác. Vì vậy, tìm hiểu các gốc rễ của mình là một việc nên làm và thậm chí có thể là rất thích thú.

Gốc rễ của chúng ta có thể là từ rất xa xưa mà cũng có thể là rất mới. Ta đang thừa hưởng những thứ như tự do, dân chủ, và những người đã tạo dựng ra dân chủ và tự do đó cũng là gốc rễ của ta. Cố nhiên ta có thể gặp những trường hợp hay những yếu tố tiêu cực, nhưng không vì thế mà ta không thể tìm về gốc rễ của ta.

Gốc rễ của ta cũng là gốc rễ của nhiều người xung quanh ta. Một người không có gốc rễ thì không thể có hạnh phúc. Nếu trở về với gốc rễ truyền thống của mình để khám phá ra những giá trị đích thực, những châu báu của truyền thống ấy thì ta có khả năng làm lợi lạc cho rất nhiều người có cùng gốc rễ. Khi tôi nói rằng anh nên trở về gốc rễ của anh, điều đó không có nghĩa là anh phải từ bỏ thực tập đạo Bụt mà anh đang thích.

Nhưng thực tập đạo Bụt có thể sẽ giúp anh hiểu rõ hơn, từ đó thay đổi và làm mới truyền thống tâm linh của mình. Nó sẽ giúp anh mở rộng lòng hơn, chấp nhận được những người chưa đủ cởi mở và hiểu biết khi họ muốn trao truyền những truyền thống, giá trị cho các thế hệ tương lai. Chúng ta có thể có nhiều gốc rễ tâm linh.

Theo tôi, Phật giáo, Kitô giáo, hay Do Thái giáo cùng thuộc về một gia tài tâm linh của nhân loại. Chúng ta có thể thừa hưởng từ tất cả các truyền thống tâm linh ấy. Không nên tự hạn chế mình trong một truyền thống tâm linh duy nhất. Nếu ta thích ăn xoài thì cứ tự do ăn xoài nhưng không ai cấm ta không được ăn dứa, ăn cam. Ta không phản bội xoài trong khi có biết bao nhiêu loại trái cây trên quả đất này.

Những truyền thống tâm linh cũng như những loại trái cây, ta có quyền thưởng thức. Ta có thể có hai truyền thống và chọn ra những gì tốt đẹp nhất của cả hai truyền thống đó để sống với chúng. Tôi tiên đoán là trong tương lai chúng ta sẽ phải lấy đi những rào cản giữa các truyền thống tâm linh khác nhau.

Nguồn mạch tâm linh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hãy ngồi cạnh một người đang đau khổ và hãy làm những điều bạn có thể

Hỏi - Đáp 13:30 17/06/2024

Hỏi: Chúng ta có thể làm gì để giúp những người ở trong hoàn cảnh khó khăn mà không bị choáng ngợp bởi vấn đề của họ?

Có nên phân biệt khi bố thí và cúng dường?

Hỏi - Đáp 17:30 16/06/2024

Vừa qua, tôi gặp một người hành khất liền bố thí và nghĩ rằng làm phước thì việc nào cũng tốt. Tuy nhiên, bạn tôi nói rằng “từ bi phải có trí tuệ”, phải biết cái nào phước lớn, biết người nào nên và không nên cho, để tránh người khác lợi dụng lòng tốt của mình.

Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào?

Hỏi - Đáp 10:05 16/06/2024

Hỏi: Tôi thường nghe các Phật tử nói “mọi chuyện cứ tùy duyên”. Xin hỏi, trong Phật giáo tuỳ duyên là thế nào? Tùy duyên có giống như quan niệm “cái gì đến rồi sẽ đến”?

Mơ hồ khi nghe lấy “trí tuệ và phước đức làm sự nghiệp” của đời người?

Hỏi - Đáp 11:05 15/06/2024

Hỏi: Cuộc sống rất cần thực tế, ai cũng đặt mục tiêu giàu có sung sướng, mà thầy lại nói lấy trí tuệ và phước đức làm mục tiêu, làm sự nghiệp, con nghe mơ hồ quá, mong thầy giải thích rõ hơn?

Xem thêm