Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/08/2016, 16:30 PM

Lễ Vu lan của những đứa trẻ mồ côi

Không có những bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu lan, những đứa trẻ ở chùa Yên Ninh chỉ biết chắp tay cầu nguyện theo tiếng Vu lan bồn kinh.

Sáng 17/8 (tức rằm tháng 7 âm lịch), tại chùa Yên Ninh, xã Ninh An, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã diễn ra lễ Vu lan – Báo hiếu với chủ đề “Lớn lên và tìm về”.

Đây là ngôi chùa đặc biệt, là mái ấm tình thương của những mảnh đời bất hạnh. Hơn 20 năm qua có hàng trăm đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc không nơi nương tựa đã được nhà chùa cưu mang, nuôi dưỡng nên người.

Vì thế, vào ngày lễ Vu lan, là cơ hội để những đứa trẻ đã lớn lên từ ngôi chùa đặc biệt này tìm về với mái ấm tình thương của mình. Nơi có sư bác Thích Diệu Nhân (trụ trì), những người mẹ nuôi thân tín và những người anh em chung thành.
Lễ Vu lan tại chùa Yên Ninh, nơi nuội dạy hàng trăm đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi.
Sư bác Thích Diệu Nhân chia sẻ, Đức Phật từng dạy không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu. Vì vậy lễ Vu lan trong ngày rằm tháng 7 là dịp để những người con thể hiện tình cảm sinh thành, dưỡng dục với cha mẹ.

Đến dự lễ Vu lan – Báo hiếu tại chùa Yên Ninh, nhiều phật tử không khỏi xúc động khi bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ mồ côi thành tâm đón nhận lễ. Các em, dù không biết cha mẹ mình là ai nhưng vẫn chắp tay cầu nguyện theo lời “Vu Lan bồn kinh”.

Sau nghi thức dâng hoa cúng Phật, nhưng bông hồng sẽ được cài lên ngực của phật tử, đạo hữu. Những ai may mắn còn mẹ sẽ cài bông hồng, ai mất mẹ sẽ cài bông hồng màu trắng. Những bé 4 đến 5 tuổi tại chùa cứ ngơ ngác chẳng biết cài cho mình bông hồng màu gì.

Còn những em lớn hơn thì nhanh tay, hỏi han các đạo hữu, phật tử rồi cài lên áo họ những bông hồng phù hợp như một nghĩa lễ tri ân, nhắc nhở về lòng hiếu thảo vào tình người. Sau đó các em chắp tay theo tiếng kinh phật.

Sư trụ trì Thích Diệu Nhân cho biết: “Lễ Vu lan không phải chỉ đơn thuần là báo hiếu mà còn giải tỏa oan cừu, dẹp tan nội kết, giải cứu tam đồ, cứu khổ hàm linh”.
 Những bạn trẻ lớn lên tại chùa Yên Ninh cùng sư trụ trì làm lễ cầu nguyện
Dâng hoa cúng phật
 Những đứa trẻ ngơ ngác trong ngày lễ Vu lan - Báo hiếu.
 Cài những bông hoa hồng lên áo cho các đạo hữu thể hiện lòng thành kính tri ân, tình người.
 Tri ân các bậc tiền nhân, đấng sinh thành trong ngày lễ báo hiếu.
 
 

Thái Bá
Nguồn: http://dantri.com.vn/doi-song/le-vu-lan-cua-nhung-dua-tre-mo-coi-20160817145800952.htm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm