Lời dạy của Tổ cho người tu giáo lý vô thường
Vô thường là một định luật chi phối tất cả từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh, sự vật. Vô thường là một trong tam pháp ấn mà đức Phật chỉ dạy cho hành giả tu học.
Tam tạng kinh điển chứa đựng tất cả lời đức Phật đã thuyết giảng. Hành giả tu tập có thể nương vào đó để hành trì. Tuy vậy, lời Phật dạy không dễ gì cho hàng hậu học chúng ta có thể nghe và dễ dàng thâm nhập. Bởi vì “khó thay nghe diệu pháp”, cũng là lời đức Phật đã nói. Cho nên, hành giả chỉ còn biết nương nhờ vào chư Tổ, là những bậc thấy pháp, chứng pháp, ngộ nhập, giảng giải những lời Phật dạy một cách chi tiết khiến cho người học có thể tiếp cận và tu tập. Nếu người khéo hội ý tu tập, khả dĩ an tâm vượt các chướng nạn, được định sanh tuệ và chứng vô lậu Thánh quả. Sau đây là lời dạy của Tổ trong quyển Tọa Thiền Tam Muội. Ngài muốn chỉ cho người tu giáo lý vô thường để chúng ta nhận thức, cố gắng hành trì tu tập:
“Thế giới dù lớn nhỏ
Pháp vẫn không thường còn
Tất cả không lâu bền
Tạm hiện như điện chớp”.
Chỉ với bốn câu đã thể hiện được tính chất vô thường của vạn pháp. Điều này cũng tương tự như kinh Bát Đại Nhân Giác đức Phật đã dạy: “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biết dị, hư ngụy vô chủ...”.
Vô thường là một định luật chi phối tất cả từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh, sự vật. Chúng ta thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là biến đổi và mau già chết, chứ những vật lớn lao như núi sông, đất cát, thì muôn đời cũng vẫn ở yên một chỗ. Nhưng thật ra không đúng như vậy. Sông núi cũng có cái già cái trẻ. Đất cát cũng có khi lở khi bồi. Không có vật gì là vĩnh viễn tồn tại. Đó là cảnh “bãi biển nương dâu”, cảnh biển cả biến thành ruộng dâu, ruộng dâu biến thành biển cả. Tổ nói thế giới là bao hàm chung cho cả vạn vật cũng như con người trong đó. Không một ai hay một vật gì dù lớn như trăng sao hay nhỏ như hạt bụi, cũng không thể nào tránh được sự chi phối của vô thường.
Loài hữu tình thì bị chi phối bới sanh-già-bệnh-chết, còn vô tình thì có sanh-trụ-dị-diệt hay thành-trụ-hoại-không. Đức Phật là bậc tối thượng ở đời. Ngài là bậc thấy biết khắp tất cả pháp thế gian cũng như xuất thế gian. Do đó, trong kinh Khởi Thế Nhân Bổn thuộc Trường Bộ Kinh, Ngài đã dạy về sự hình thành và thay đổi của thế giới cũng như con người rất sâu sắc. Hay như Tôn giả Ratthapàla trong Trung Bộ Kinh, cũng thuật lại lời đức Phật dạy cho vua Koravya nghe “thế giới là vô thường, đi đến hoại diệt”. Chúng ta không thể trực diện hay chứng ngộ để biết được cái vô thường chi phối thế giới này, nhưng nhờ vào kinh điển mà chúng ta hiểu được phần nào về thế giới này. Nó luôn thay đổi và biến chuyển không ngừng.
Con người là một phạm vi thu nhỏ của thế giới. Vậy nên, con người cũng không tránh khỏi quy luật vô thường đó. Nó chi phối và làm thay đổi thân lẫn tâm của chúng ta. Thân này có sắc, do bốn đại tạo thành, do cơm cháo nuôi dưỡng, là sự kết hợp của tinh cha và huyết mẹ. Ban đầu thì nhỏ nhiệm vi tế, về sau càng lúc càng lớn dần theo năm tháng. Điều này, được đức Phật chỉ rõ trong kinh Vu Lan mà những ai đã đọc cũng đều có thể biết: “Tháng đầu thai đậu tợ sương... chín tháng thì đầy đủ vóc hình...”. Đến khi sinh ra đời chỉ là một hình hài với vài ba ký lô. Vậy mà năm năm, mười năm hay hai mươi năm, cái thân thể này đã phát triển hết mức của nó. Rồi đến tuổi trung niên, lão niên, cái thân này lại bắt đầu già yếu, các căn trở nên không còn linh hoạt như xưa; đi đứng, ăn uống khó khăn và cho đến lúc hoại diệt bởi sự chết. Vậy nên, thiền sư Vạn Hạnh mới nói “thân như điện ảnh hữu hoàn vô...”. Nó có đó rồi lại mất đó, không gì là trường cửu. Thân này là nguồn cội của mọi thứ khổ, do tham ái mà có mặt ở mọi cảnh giới của lục đạo. Sanh và diệt liên tục từ đời này qua kiếp khác không lúc nào ngơi nghỉ. Chỉ khi nào đắc đạo quả và giải thoát mới chấm dứt được thân sinh tử này.
Ấy vậy, thân không phải là cái tội mà chính là ở nơi tâm. Tâm không tham đắm, không dính mắc cảnh trần thì làm sao có phiền não nghiệp chướng. Tuy nhiên, tâm thì luôn luôn bắt cảnh thông qua sáu căn từ thân này. Hết cảnh sắc của con mắt thì đến cảnh thinh của lỗ tai, rồi đến cảnh mùi của lỗ mũi... tâm của chúng ta luôn luôn và liên tục thay đổi tùy theo cảnh của nó. Chỉ trừ khi chúng ta có định lực từ việc tu tập thì tâm mới ở một cảnh hay còn gọi là nhất tâm. Nhưng đó là nói khi tâm ở trong định. Còn lúc bình thường thì tâm này phải làm việc của nó, chính là bắt lấy cảnh tương xứng khi chúng ta nghe, nhìn, nếm, ngửi... Tâm cũng vô thường như vậy đó! Chúng ta không thể sai khiến nó phải như thế này hay phải như thế kia theo ý của mình. Tâm là một danh từ chỉ chung cho bốn uẩn còn lại ngoài sắc thân, đó là thọ, tưởng, hành và thức. Chỉ khi nào thật sự tu tập, chúng ta mới thấy rõ thân cũng như tâm này vô thường như lời đức Phật đã chỉ dạy trong suốt bốn mươi chín năm. Khi đã thật sự hiểu rõ thì lúc đó chúng ta mới nhàm chán, ly tham đối với thân sinh tử này, đạt đến cứu cánh giải thoát.
“Tất cả hành vô thường
Với tuệ, quán thấy vậy
Ðau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh”.
Vô thường là một định luật chi phối tất cả từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh, sự vật. Vô thường là một trong tam pháp ấn mà đức Phật chỉ dạy cho hành giả tu học. Thấy được vô thường thì cũng có thể thấy được bản chất của khổ và vô ngã của các pháp. Hiểu lý vô thường, chúng ta sẽ gạt bỏ được tham ái, lọc bỏ các tà kiến, các phiền não và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn, sẽ sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm