Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/08/2020, 13:43 PM

Lợi ích của sự nhẫn nhục

Phật dạy: Nhẫn nhục là rất mạnh, vì không ôm lòng ác, lại thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không làm ác tất được người tôn quý. Tâm cấu diệt hết, sạch không còn vết nhơ, ấy là rất sáng.

Nhẫn nhục đối với thiếu niên, tuổi trẻ

Như thế, nhẫn nhục có nghĩa là gì? Nhẫn nhục, hay kham nhẫn, nghĩa là chịu đựng được những cảnh ngang trái, khổ đau do hoàn cảnh hay kẻ khác mang đến mà thân, khẩu, ý của mình không khởi lên hành động ác, lời nói ác và ý nghĩ ác đối lại với điều đó. Nhẫn nhục là một trong sáu pháp tu tập trong Lục độ Ba-la-mật, mà chính nhờ đó trải qua nhiều kiếp, đức Phật đã thành tựu được ngôi vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở đây, ngoài việc gặp nghịch cảnh, thân không phát khởi hành động ác, miệng không nói lời thô ác, mà còn có nghĩa là luôn luôn thể theo tâm từ mẫn, mà có hành động, lời nói lành để chuyển hóa nghịch cảnh và tiêu mất ác nghiệp.

Như trong kinh Pháp Cú số 5 và 197, đức Phật dạy:

“Với hận diệt hận thù

Đời này không có được

Không hận diệt hận thù

Là định luật nghìn thu”.

“Vui thay chúng ta sống

Không hận, giữa hận thù

Giữa những người thù hận

Ta sống không hận thù”.

Nếu ai trong lòng có sự nhẫn nhục, người đó lúc nào cũng an ổn và bình yên.

Nếu ai trong lòng có sự nhẫn nhục, người đó lúc nào cũng an ổn và bình yên.

Hạnh nhẫn nhục của bậc tướng quân chánh pháp

Nhẫn nhục có ba cấp độ:  

- Thứ nhất, thân nhẫn mà miệng và ý không nhẫn. Nghĩa là khi gặp chuyện khó chịu, trái ý, người đó có thể kiềm chế không để thân có những hành động ác như đánh người, hãm hại đối phương. Nhưng miệng thì không nhẫn được, buông ra lời ác, ý nghĩ ác vẫn khởi lên. Từ ý nghĩ ác dẫn đến miệng nói ác, chửi mắng, nguyền rủa…

- Thứ hai, thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm ý không nhẫn. Có người nhờ sự tu tập mà có thể nhẫn được hành động không làm ác, miệng không nói ác, nhưng trong tâm ý vẫn ôm hận thù hay thầm trù ếm, nguyền rủa cho người ta khổ mới vừa ý.

- Thứ ba là cấp độ cao nhất của nhẫn, chính là thân, khẩu, ý đều nhẫn. Thông qua sự tu tập, con người có thể chuyển hóa nghịch cảnh ngay trong ý nghĩ đầu tiên, biến suy nghĩ khổ đau, khó chịu thành động lực đi lên, và động lực đó giúp vị ấy tu tập tốt hơn.

Nhẫn nhục, hay kham nhẫn, nghĩa là chịu đựng được những cảnh ngang trái, khổ đau do hoàn cảnh hay kẻ khác mang đến mà thân, khẩu, ý của mình không khởi lên hành động ác, lời nói ác và ý nghĩ ác đối lại với điều đó.

Nhẫn nhục, hay kham nhẫn, nghĩa là chịu đựng được những cảnh ngang trái, khổ đau do hoàn cảnh hay kẻ khác mang đến mà thân, khẩu, ý của mình không khởi lên hành động ác, lời nói ác và ý nghĩ ác đối lại với điều đó.

Những nguy hại của sân hận và lợi ích của nhẫn nhục

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

Nói lên hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình”.

(Pháp Cú 2)

Từ đó, lời nói và hành động sẽ hướng thiện, sẽ chuyển hóa được hoàn cảnh khổ đau thành an vui và biến kẻ thù thành bạn. Nhẫn nhục chính là một trong những pháp tu cao quý và vi diệu, đem lại lợi ích rất lớn cho đời sống hằng ngày. Nếu ai trong lòng có sự nhẫn nhục, người đó lúc nào cũng an ổn và bình yên.

Xem thêm video "Nguyên nhân của mê tín":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm