Lời Phật dạy về hạng người ra khỏi nước
“Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
- Ta sẽ giảng cho các ngươi nghe về bảy hạng người như ví dụ về nước. Các ngươi hãy lắng nghe, và khéo suy nghĩ.
- Những gì là bảy? 1. Hoặc có người nằm mãi dưới nước. 2. Hoặc có một hạng người ra khỏi nước rồi chìm trở lại. 3. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng. 4. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh. 5. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua. 6. Hoặc có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia. 7. Hoặc lại có người ra khỏi nước rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia; đến bờ bên kia rồi được gọi là Phạm chí đứng trên bờ.
...
3- Thế nào là hạng người ra rồi đứng? Đó là người đã trỗi tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn kiên cố, chắc chắn không mất; trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều kiên cố, không mất. Đó là hạng người ra khỏi nước rồi đứng. Như người chìm trong nước, ra khỏi nước rồi đứng.
4- Thế nào là hạng người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh? Đó là người làm trỗi dậy tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm kiên cố vẫn không mất, trì giới, bố thí đa văn, trí tuệ vẫn kiên cố không mất; trụ trong thiện pháp; biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Người kia biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch, đó là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kiết đã dứt sạch liền chứng Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, quyết định thẳng đến Chánh giác, đời sau thọ sanh tối đa bảy lần, qua lại bảy lần trong nhân gian, thiên thượng; rồi chứng đắc biên tế của sự khổ. Đó là hạng người ra rồi lại đứng, đứng rồi nhìn quanh.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Bảy pháp, kinh Thủy dụ, số 4 [trích])
Đức Phật dạy tiếp, có hai hạng người “ra khỏi nước rồi đứng” và “ra khỏi nước rồi đứng nhìn quanh”. Hạng người “ra khỏi nước rồi đứng” là đã thoát ra ngoài ba đường ác, chuẩn bị cho quá trình thăng hoa tiến vào các Thánh vị nhờ trụ vững trong thiện pháp “tín tâm vẫn kiên cố, chắc chắn không mất; trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều kiên cố, không mất”. Các pháp lành như tín, giới, thí, văn, tuệ là nền tảng hướng thượng cho người tu. Nếu chưa thành tựu giải thoát tối hậu trong đời này, thì tín, giới, thí, văn, tuệ sẽ đảm bảo chắc chắn cho chúng ta đứng vững trong Thánh đạo, không bị thối thất và đọa lạc.
Hạng người “ra khỏi nước rồi đứng nhìn quanh” đã tiến thêm một bước cao hơn, dự vào dòng Thánh, chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn. Sau khi đã đứng vững trên đường lành, tâm định tĩnh sâu xa, hành giả tiếp tục phát huy tuệ giác, nỗ lực tịnh hóa ba kiết sử thân kiến, giới thủ và nghi. Biết rõ thân năm uẩn này do duyên hợp, biến đổi vô thường sinh diệt, thực sự trống rỗng không phải là tôi. Thấy rõ những tập tục, những điều cấm kỵ vô lý, kể cả lễ nghi nặng về hình thức vốn vô ích đối với sự tu tập giải thoát. Không còn hoài nghi về bậc Đạo sư và pháp hành. Đoạn trừ ba kiết sử này thì hành giả bước vào Thánh vị đầu tiên là Sơ quả Tu-đà-hoàn.
Hai hạng người này thực sự đã có những thành tựu lớn trên lộ trình tu tập mà không phải ai cũng đạt được. Từ đây, đạo lộ đã thênh thang, sự giải thoát hoàn toàn còn ở phía trước nhưng chắc chắn sẽ thành tựu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm