Lời Phật dạy về năm hạng người sống ở trong rừng
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosala gọi các Tỷ kheo: Có năm hạng người này sống ở rừng, thế nào là năm?
Hạng đần độn ngu si sống ở rừng; hạng ác dục ác tánh sống ở rừng; hạng kiêu mạn loạn tâm sống ở rừng; hạng ở rừng vì được nghe Thế Tôn và các vị đệ tử Phật tán thán; hạng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành nên sống ở rừng.
Trong năm hạng người sống ở rừng này, này các Tỷ kheo, hạng sống ở rừng vì ít dục, vì biết đủ, vì đoạn giảm, vì viễn ly, vì cầu thiện hành là đệ nhất, là tối thắng, là thượng thủ.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Rừng, phần Rừng, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.664)
Lời bàn:
Thường thì những người sinh sống, làm việc ở phố xá, đô thị, các trung tâm văn hóa, kinh tế sầm uất là có phước báo. Ngược lại, những ai sống những vùng xa xôi hẻo lánh, chốn núi rừng thâm sơn cùng cốc là vô phước, kém phần. Sự cách biệt về đời sống cũng như các phương diện khác giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi… phản ánh rõ nét điều đó. Tuy vậy, theo tuệ giác của Thế Tôn, trong năm hạng người sống ở núi rừng, có một hạng người đặc biệt cao thượng, xứng đáng được người đời cung kính, đảnh lễ và cúng dường.
Ngoài những bộ tộc sống trong núi rừng, những người chuyên săn bắn, truy tìm báu vật còn có hạng người sống ở rừng vì tâm kiêu mạn. Họ khinh ghét và chối bỏ chốn phồn hoa, “thà làm chim trên rừng hoang vắng” hay “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Một vài người khi mới phát tâm tu cũng mang tâm niệm này, vì kiêu mạn nên sống ở rừng, xa lìa ồn náo mà tâm vẫn loạn động.
Một hạng người khác sống ở rừng vì biết rằng Thế Tôn thường ca ngợi người khổ hạnh, sống viễn ly nhưng với mục đích cầu danh. Tuy mang hình dáng ẩn sĩ và tự mãn với hình thức bần đạo nhưng nội tâm thì hoang vu cằn cỗi. Không màng lợi lộc nhưng lại cầu danh tiếng, thực chất thì cũng luẩn quẩn trong vòng danh lợi mà thôi.
Chỉ có hạng người sống ở rừng với mục tiêu hướng về giải thoát mới thực sự đi theo con đường của Phật, Tổ đã đi qua. Tìm một nơi thanh vắng, tránh xa vòng xoáy danh lợi, nỗ lực dụng công tu hành mới mong đạt đến an tịnh, giải thoát. Cố nhiên núi rừng vắng vẻ, đời sống nghèo hèn chỉ có tác dụng trợ duyên, cốt tủy của vấn đề là nỗ lực chuyển hóa nội tâm, hành trì giáo pháp.
Do vậy, tìm một trú xứ an tịnh bên ngoài, dụng công tu tập để an lạc bên trong là một trong những điều kiện mà người tu phải thiết lập và thành tựu trong đời sống.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Không đắm nhiễm thì sống vui
Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Xem thêm