Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/08/2020, 10:26 AM

Lòng hiếu thảo của cô bé 15 tuổi đạp xe 1200km đưa bố về quê

Câu chuyện về cô bé 15 tuổi ở phía đông Ấn Độ đã không ngần ngại chở bố về quê bằng xe đạp suốt quãng đường 1200km từ New Delhi về Bihar nhắc nhở cho mỗi Phật tử nhớ về "lời Phật dạy về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ".

Lời Phật dạy sâu sắc về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ

Vì đại dịch Covid-19, nhiều người dân Ấn Độ đã phải chịu cảnh thất nghiệp, đặc biệt là dân nhập cư. Hơn 90% của 500 triệu lao động phi nông nghiệp của đất nước này làm các công việc chân tay như thợ xây dựng, bán hàng rong, chạy xe kéo…Khi cả nước bị phong tỏa, các ngành công nghiệp đóng cửa, các quy định về đi lại, giãn cách xã hội khiến họ không thể làm việc kiếm sống. Vì thế, hàng trăm nghìn người đánh liều bỏ phố về quê. Trong số họ, nhiều người tranh giành nhau lên các chuyến xe buýt trở về nhà còn những người không bắt được xe thậm chí quyết đi bộ hàng trăm kilomet.

Tuy nhiên câu chuyện của bố con Mohan Paswan lại có chút khác biệt. Mohan làm nghề lái xe lam, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không thể hành nghề. Không thể kiếm tiền ở thành phố, anh quyết định sẽ về quê một thời gian.

Không có tiền, Jyoti đạp xe 1200km đưa bố về quê.

Không có tiền, Jyoti đạp xe 1200km đưa bố về quê.

Các phương tiện giao thông bị hạn chế hoạt động trong đại dịch nên bố con anh không thể bắt xe về quê. Họ chỉ còn cách đi xe đạp, nhưng trước đó ông bố từng bị tai nạn nên không thể đạp xe. Chính vì vậy, cô con gái Jyoti Kumari, 15 tuổi đã quyết định đạp xe đưa bố về nhà.

‘Cháu không có sự lựa chọn nào khác. Bố con cháu sẽ chết đói nếu không đạp xe về quê’.

Tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã hiểu được hoàn cảnh hiện tại của bản thân, Jyoti đã xin phép bố trình bày kế hoạch chở bố về quê nhà bằng xe đạp. Ban đầu, anh Mohan không đồng ý bởi quãng đường trở về nhà là 1200km chứ không phải 4-5km. Sau đó, nhờ sự kiên trì thuyết phục và niềm tin có thể làm được của con, anh Mohan cuối cùng đã đồng ý.

Jyoti cho biết cô bé đã đạp xe rất nhiều khi còn ở làng: "Cứ khi nào bố về là cháu lại đèo ông đi khắp làng. Bố đối xử với cháu như một đứa con trai nên cháu nghĩ đây là điều một đứa con trai sẽ làm".

Cô bé Jyoti quyết định mua một chiếc xe đạp và đạp xe suốt 10 ngày trong khi ông bố ngồi sau xe. Đạp xe dưới thời tiết nắng nóng, 2 bố con cô bé sống nhờ thức ăn và nước uống được người ta cho. Chỉ có 1 lần duy nhất Jyoti được nghỉ chân là lần đi nhờ chiếc xe tải.

Jyoti hiện đang học lớp 8. Cô bé phải chuyển từ quê lên thành phố hồi đầu năm nay để chăm sóc cho bố. Hôm 24/5, cô bé cho biết vẫn còn đang kiệt sức sau chuyến đi.

‘Đó là một chuyến đi vất vả’ – cô bé chia sẻ. ‘Trời nóng nhưng 2 bố con cháu không còn sự lựa chọn. Cháu chỉ có một mục đích duy nhất trong đầu là về tới nhà’.

Được biết tối ngày 17/5, hai bố con Jyoti đã trở về nhà an toàn.

Được biết tối ngày 17/5, hai bố con Jyoti đã trở về nhà an toàn.

Sự nhân hậu của người đàn ông 'lái xe cấp cứu miễn phí'

Câu chuyện của cô bé Jyoti đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ đối với người dân Ấn Độ mà có lẽ đối với bất kỳ người con nào khi đọc được cũng ngẫm nghĩ về trách nhiệm, sự hiếu thảo đối cha mẹ. 

Cũng từ câu chuyện trên đã giúp chúng ta gợi nhớ đến những lời Phật dạy về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ: 

“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ.

Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:

– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.

– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.

– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.

– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Gieo mầm thiện 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Gieo mầm thiện 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Xem thêm