Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/11/2019, 10:38 AM

Chàng trai hiếu thảo đẩy mẹ già gần 80 tuổi đi nhặt ve chai khắp Sài Gòn

Cả xóm Ruộng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đều cảm phục sự hiếu thảo của anh Phạm Duy Hưng (31 tuổi, quê Ninh Bình) vì tối nào anh cũng đẩy mẹ già 77 tuổi đi nhặt ve chai khắp các ngả đường ở Sài Gòn.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Hiếu đạo

Mỗi tối anh Hưng đều đẩy mẹ đi nhặt ve chai khắp các ngả đường. Ảnh: Độc Lập

Mỗi tối anh Hưng đều đẩy mẹ đi nhặt ve chai khắp các ngả đường. Ảnh: Độc Lập

Có nhiều định nghĩa về hạnh phúc, nhưng với anh Hưng, điều hạnh phúc nhất, vui nhất trong cuộc đời đó là còn có mẹ. Mỗi ngày làm việc quần quật gần 20 tiếng, mệt mỏi với anh có hà gì, bởi “chỉ cần mẹ ăn nhiều, mẹ khỏe, ngủ được là tôi hạnh phúc”.

Từ Bắc đưa mẹ vào miền Nam tránh rét

Bài liên quan

Ngày vừa đủ tuổi để xin việc làm, anh Hưng xin bố mẹ từ Ninh Bình ra Hà Nội làm việc. Cũng như nhiều thanh niên khác, tuổi đôi mươi của anh là những ngày tháng “nếm trải” đủ hương vị của cuộc sống.

Đến khi bố mất, anh Hưng mới nhận ra, trên cuộc đời này, mọi thứ đều có thể tìm kiếm được, nhưng người thân mất rồi thì mãi mãi không thể nào gặp lại được.

Anh về quê chăm sóc mẹ già. Hai năm trước, Ninh Bình đón đợt lạnh buốt xương, mẹ anh là bà Trần Thị Điểm (77 tuổi) chẳng thể đi lại được, mặc 5 chiếc áo bông vẫn run cầm cập. Anh đánh liều đưa mẹ vào miền Nam tránh rét, như cách mà người già ở quê hay gọi.

“Vào đây, mẹ tôi khỏe hơn hẳn, ăn ngủ được vì khí hậu tốt hơn. Thấy vậy tôi cũng yên tâm”, anh Hưng tâm sự.

Bà Điểm vẫn giữ thói quen ăn trầu như khi còn ở quê. Ảnh: Độc Lập

Bà Điểm vẫn giữ thói quen ăn trầu như khi còn ở quê. Ảnh: Độc Lập

Anh Hưng lo mọi việc trong nhà để dành thời gian cho mẹ nghỉ ngơi. Ảnh: Độc Lập

Anh Hưng lo mọi việc trong nhà để dành thời gian cho mẹ nghỉ ngơi. Ảnh: Độc Lập

Bài liên quan

Căn nhà trọ của mẹ con anh Hưng rộng chừng 10 mét vuông, nằm ở khu xóm Ruộng. 4 vách được quây lại bằng những miếng tôn thủng, không có nhà vệ sinh hay nhà tắm, chỉ có duy nhất chỗ để mẹ con trải tấm nệm ngả lưng và nơi đặt vòi nước phục vụ sinh hoạt.

Ngày nắng, ánh mặt trời xuyên qua từng lỗ thủng rọi thẳng vào trong nhà, ngày mưa hai mẹ con mỗi người khoác một chiếc áo mưa ngồi co ro nhìn nhau cười hạnh phúc, vì với họ, có căn nhà trọ để nương thân đã là tốt lắm rồi.

Đẩy mẹ đi nhặt ve chai mưu sinh

Mỗi ngày, anh Hưng dậy từ 4 giờ 30 sáng để kịp 5 giờ có mặt nhận ca trực bảo vệ cho một tiệm bánh. Lương mỗi tháng được 4 triệu đồng, chẳng đủ tiền nhà trọ và thuốc men cho căn bệnh hẹp van tim của mẹ nên tối đến hai mẹ con lại đẩy nhau đi nhặt ve chai khắp các ngả đường Sài Gòn.

Anh Hưng sợ mẹ ngồi trên xe đẩy buồn nên thường kiếm chuyện nói để mẹ vui vẻ. Ảnh: Độc Lập

Anh Hưng sợ mẹ ngồi trên xe đẩy buồn nên thường kiếm chuyện nói để mẹ vui vẻ. Ảnh: Độc Lập

Dù thiếu thốn nhiều thứ nhưng cuộc sống của hai mẹ con anh Hưng không bao giờ thiếu tiếng cười. Ảnh: Độc Lập

Dù thiếu thốn nhiều thứ nhưng cuộc sống của hai mẹ con anh Hưng không bao giờ thiếu tiếng cười. Ảnh: Độc Lập

Bài liên quan

Bà Trần Thị Điểm (77 tuổi, mẹ anh Hưng) kể, vì có tuổi rồi nên bà hay bị đãng trí, lúc thì nhớ rất tốt, lúc lại không kiểm soát được hành vi của mình. “Có lần luộc rau mà tôi lại đi cho cả gạo với rau vào nồi. Con đi nhặt ve chai một mình, tôi ngủ dậy không thấy con đâu thì cuống lên đi tìm. May sao cuối cùng gặp được xe ôm chở về lại nhà. Vậy nên giờ anh ấy không yên tâm, đi nhặt ve chai cứ đưa tôi đi cùng”, bà Điểm chia sẻ.

Ngày thường, 13 giờ tan ca bảo vệ, anh Hưng lại vội vã chạy chiếc xe cà tàng về nhà để lo cơm nước cho mẹ. Rồi lại tất tả chuẩn bị để đi nhặt ve chai.

Anh tâm sự: “Mẹ tôi yếu rồi nên tôi bế mẹ lên xe xong đẩy đi. Hôm thì về lúc 11 giờ, hôm thì 1-2 giờ sáng. Mỗi ngày đi nhặt vậy được vài chục ngàn, cao nhất là 150 ngàn, đủ lo cơm và thức ăn ngày hôm sau”.

Mỗi sáng anh Hưng dậy từ 4 giờ 30 để đến tiệm bánh làm bảo vệ. Ảnh: Độc Lập

Mỗi sáng anh Hưng dậy từ 4 giờ 30 để đến tiệm bánh làm bảo vệ. Ảnh: Độc Lập

Bà Điểm tự hào về con trai út vì luôn được hàng xóm khen ngoan, hiếu thảo. Ảnh: Độc Lập

Bà Điểm tự hào về con trai út vì luôn được hàng xóm khen ngoan, hiếu thảo. Ảnh: Độc Lập

Nhưng đó là với những ngày tạnh ráo, còn ngày mưa, mẹ con anh không nhặt được giấy mà chỉ nhặt được những chai nhựa, lon nước ngọt, đi xuyên đêm cũng chỉ được hai chục ngàn. Đó là những ngày hai mẹ con phải ăn cơm chan xì dầu.

Suốt dọc đường đi nhặt ve chai, hai mẹ con luôn ríu rít nói với nhau về những ngày còn ở quê, về những kỷ niệm khi ông còn sống… Cứ vậy mà mãi không hết chuyện.

Bà Nguyễn Kim Loan (47 tuổi, lao công tại tiệm bánh anh Hưng làm việc) dành lời khen nức nở khi chúng tôi hỏi về anh Hưng. “Nhiều khi đi làm nó ngủ gật thấy thương lắm. Tôi lại ra nhắc và đứng nói chuyện cho nó qua cơn buồn ngủ. Nó rất nghe lời và lễ phép nữa”, bà Loan nhận xét.

Hạnh phúc là khi mẹ khỏe

Bài liên quan

Suốt 2 năm ròng rã đẩy mẹ đi nhặt ve chai, anh Hưng chưa bao giờ than mệt, cũng chưa bao giờ nặng nhẹ với mẹ một câu. Anh tâm sự: “Hạnh phúc của tôi giờ đơn giản lắm, ở được với mẹ ngày nào là hạnh phúc ngày ấy, mẹ là số một. Còn chuyện lấy vợ duyên đến tính sau. Có vợ hay không không quan trọng. Miễn sao mẹ con ở với nhau khỏe là được”.

Được biết, anh Hưng còn có 2 anh trai và 1 chị gái nhưng cuộc sống ở quê ai cũng khó khăn, rau củ mất mùa liên miên nên làm chỉ vừa đủ ăn, không phụ giúp được gì. Vừa rồi, được nhà hảo tâm cho chục ký gạo ngon, anh Hưng còn mang ra bến xe gửi về quê để các cháu ở nhà có bữa cơm gạo thơm, mềm.

Bông hoa bà Điểm được tặng khi con trai đang đẩy đi nhặt ve chai dịp 20.10. Ảnh: Độc Lập

Bông hoa bà Điểm được tặng khi con trai đang đẩy đi nhặt ve chai dịp 20.10. Ảnh: Độc Lập

Bà Điểm rất tự hào về cậu con trai út của mình. Cả xóm đi ra đi vào ai cũng khen anh Hưng ngoan ngoãn, hiếu thảo khiến bà đầy tự hào. “Dọn cơm ra, cứ món gì ngon nhất là nó gắp cho mẹ. Tối nào trở trời kiến đen lên nhiều nó còn thức để đuổi kiến cho mẹ vì sợ mẹ bị kiến đốt”, bà Điểm kể.

Bà Tiêu Thị Tư (Hàng xóm anh Hưng) khen: “Hưng rất hiếu thảo, siêng năng. Tôi thấy nó giỏi mà thương mẹ dữ lắm. Đi lượm ve chai là nó ẵm mẹ nó lên xe đẩy đi, lúc nào mẹ nó thấy khỏe nói cho mẹ xuống đi bộ thì nó mới cho mẹ nó xuống, không thì cứ để vậy đó. Mẹ nó bệnh thì nó ở nhà lo thuốc men đồ, thương lắm. Nói chung tui thấy ở xóm này có mình nó là nhất rồi đó”.

Làm nhiều như vậy, cũng có lúc anh Hưng đổ bệnh nằm một chỗ nhưng anh luôn bảo, sức mình thanh niên, 1 - 2 hôm là khỏi, còn để mẹ bệnh thì cả tháng trời mẹ mới khỏe lại được.

Ước mơ duy nhất của anh Hưng đó là mong mẹ luôn khỏe mạnh để hai mẹ con dù khó khăn hay nghèo khổ thế nào vẫn luôn được ở cạnh nhau vì “mẹ là món quà quý giá nhất trên đời”.

Chiếc xe cà tàng anh Hưng mua lại giá 1 triệu, và đã tốn rất nhiều tiền để sửa vì xe hư lên hư xuống. Ảnh: Độc Lập

Chiếc xe cà tàng anh Hưng mua lại giá 1 triệu, và đã tốn rất nhiều tiền để sửa vì xe hư lên hư xuống. Ảnh: Độc Lập

Mỗi chiều, anh cũng tranh thủ chở ve chai từ hôm trước đi bán để có tiền mua thức ăn. Ảnh: Độc Lập

Mỗi chiều, anh cũng tranh thủ chở ve chai từ hôm trước đi bán để có tiền mua thức ăn. Ảnh: Độc Lập

Khu nhà trọ lụp xụp nơi mẹ con anh Hưng ở. Ảnh: Độc Lập

Khu nhà trọ lụp xụp nơi mẹ con anh Hưng ở. Ảnh: Độc Lập

Chiều chiều, anh bế mẹ lên xe đẩy đi nhặt ve chai. Ảnh: Độc Lập

Chiều chiều, anh bế mẹ lên xe đẩy đi nhặt ve chai. Ảnh: Độc Lập

Mẹ con anh Hưng đi nhặt ve chai đến tận khuya mới trở về nhà. Ảnh: Độc Lập

Mẹ con anh Hưng đi nhặt ve chai đến tận khuya mới trở về nhà. Ảnh: Độc Lập

*BBT đã đặt lại tiêu đề bài viết

Nguồn: Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm