Lời Phật dạy sâu sắc về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ
Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời. Những lời Phật dạy về lòng hiếu thảo con cái giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về công lao to lớn đó.
Câu chuyện Phật dạy về lòng hiếu thảo đáng suy ngẫm: Ơn mẹ may áo
Thời Xuân Thu, có người con hiếu thảo tên là Mẫn Tử Khiên. Mẹ cậu mất sớm, cha lại lấy mẹ kế, và sinh được hai người em. Mẹ kế đối xử với cậu không tốt, thường xuyên ngược đãi cậu.
Một mùa đông, mẹ kế dùng bông lau may áo cho cậu, nhưng lại may cho hai người em lại là áo bông. Áo máy bằng bông lau xem ra rất dày dặn, nhưng lại không giữ ấm. Vừa lúc cha cùng cậu đi xa, và bảo cậu đánh xe ngựa. Vì trời quá lạnh, gió lạnh từng hồi, quần lại không đủ ấm, cho nên cậu lạnh đến nỗi phát run. Cha cậu nhìn thấy bèn rất tức giận, áo mặc đã dày thế này rồi sao còn phát run nữa, liệu có phải cố ý bêu xấu mẹ kế không? Vào lúc tức giận, ông liền lấy roi rút là quất Mẫn Tử Khiên. Kết quả là, khi roi vừa vút xuống, áo liền rách, bông lau bay ra, lúc này người cha mới hiểu, thì ra là mẹ kế ngược đãi đứa con của mình, cho nên rất tức giận. Khi về đến nhà liền đuổi người mẹ kế đi.
Mẫn Tử Khiên đối với mẹ kế vẫn một mực chân thành. Lúc này chỉ có mỗi suy nghĩ, quỳ xuống nói với cha mình “Cha ơi, cha đừng đuổi mẹ kế đi, bởi vì, mẹ còn thì một con lạnh, mẹ đi ba con cô quạnh. Khi có mẹ, chỉ có một mình còn chịu lạnh, nếu mẹ mà đi rồi, con và hai em đều chịu đói,chịu lạnh ạ”.
Đến lúc này, lòng hiếu thảo tột cùng của Mẫn Tử Khiên không hề giảm, hơn nữa lại nghĩ cho sự an vui của anh em và gia đình. Tấm lòng chân thành này đã làm cha cậu xuôi giận, sự chân thành này cũng làm cho mẹ kế của cậu có lòng hổ thẹn.
Tấm lòng hiếu thảo chân thành này của Mẫn Tử Khiên đã chuyển quá duyên xấu của gia đình, mà làm cho gia đình từ đây hạnh phúc, an vui. Cho nên, “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ rằng “Đức chưa tu” thì “Cảm chưa đến”, sự chân thành có thể không làm mất mát, mà còn đem lại sự quan tâm chăm sóc.
Những lời Phật dạy sâu sắc về lòng hiếu thảo
1. “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ.
Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)
2. “Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém…. ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân”. (Kinh Báo Hiếu)
3. “Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)
4. Đức Phật dạy:
Hiếu với Mẹ Cha tức là kính Phật. Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ. Khéo phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy (Kinh Đại Tập)
5. Những lời Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :
a. ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng.
b. ân sinh sản khổ sở
c. ân sinh rồi quên lo
d. ân nuốt đắng nhổ ngọt
e. ân nhường khô nằm ướt
g. ân bú mớm nuôi nấng
h. ân tắm rửa chăm sóc
i. ân xa cách thương nhớ
k. ân vì con làm ác
l. ân thương mến trọn đời. (Kinh Báo Ân Cha Mẹ)
6. “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”. (Kinh Nhẫn Nhục)
7. “Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Đại Vân)
8. Vui thay hiếu kính mẹ
Vui thay hiếu kính cha
Vui thay kính Sa môn
Kính bậc thánh vui thay
(Kinh Pháp Cú)
9. “Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?
– Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít.
– Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)
10. “Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)
11. “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. (Kinh Tương Ưng)
12. Nầy các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấp nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trong và cúng dường (Tăng Chi Bộ)
13. “- Cung kính và vâng lời cha mẹ.
– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
– Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
– Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
– Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”. (Kinh Trường Bộ)
14. “Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
15. “Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử
Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.
Xem thêm