Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/11/2019, 10:09 AM

Lòng thành cúng mảnh vải thừa được thọ ký thành Phật

Thời Phật còn tại thế, khi ấy, Đức Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một người thợ dệt tên Tu-ma, rất nghèo túng, chỉ chuyên dệt thuê cho người khác lấy tiền công.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Bài liên quan

Người ấy làm bữa nào ăn bữa nấy, chẳng dành dụm được gì, bèn tự nghĩ rằng: “Ngày trước chắc ta không làm việc bố thí, nên nay mới bần cùng, khốn khó thế này! Nếu giờ đây cũng không biết bố thí, làm việc lành tạo phước về sau, chắc rồi cũng không khỏi sự nghèo khổ bần cùng mãi mãi. Nay có đức Thế Tôn tại thế, ta nên cố gắng cúng dường cho ngài ít nhiều để tạo chút phước đức về sau.”

Nghĩ như vậy rồi, một hôm nhân dệt vải cho ông trưởng giả kia, được cho một mảnh vải thừa. Trên đường mang về nhà thì gặp Phật với chư tỳ-kheo đang đi khất thực trong thành, ông liền đến trước Phật lễ bái, phát tâm cúng dường mảnh vải ấy.

Phật thấy người thợ dệt nghèo ấy phát tâm cúng dường một mảnh vải, thì liền đưa chỗ rách trên tấm y của ngài ra. Khi ấy, do thần lực của Phật, tấm vải bỗng nhiên bay đến đắp vào chỗ rách, làm cho tấm y lành lặn như mới.

Người thợ dệt thấy Phật hiện phép thần biến nhiệm mầu như vậy thì sanh lòng kính ngưỡng, tin sâu Tam Bảo. Ông liền chí thành lễ Phật rồi đọc một bài kệ để phát khởi lời nguyện lớn lao của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kệ rằng:

Của cúng dường tuy ít,

Gieo vào ruộng phước lớn.

Nay cúng dường Thế Tôn,

Nguyện sau này thành Phật.

Độ hết thảy chúng sanh,

Số lượng nhiều vô kể.

Thế Tôn oai đức lớn,

Xin chứng tri việc này.

Khi ấy, Phật liền đọc kệ đáp lại rằng:

Ông nay cúng dường ta,

Lòng thành kính bố thí,

Ngày sau sẽ thành Phật,

Danh hiệu là Thập Diên,

Mười phương đều nghe biết,

Độ vô số chúng sanh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người thợ dệt phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng:

- Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho chúng con được biết.

Phật nói A-nan:

- Ông có nhìn thấy người thợ dệt nghèo tên Tu-ma đây phát tâm cúng dường mảnh vải cho ta, rồi phát lời nguyện lớn sẽ thành Phật chăng? A-nan thưa:

- Bạch Thế Tôn, con đã thấy.

Phật dạy:

- Ông Tu-ma đây, cúng dường ta một mảnh vải, về sau sẽ thành Phật hiệu là Thập Diên (Cyangavāni) hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm