7 cách bố thí không tốn một đồng nhưng mang lại phước đức cả đời
Bố thí là đem vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ phải trong đời sống, đem các chân lý theo lời Phật dạy giải thích lại cho người.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bố thí

Nếu tâm không thiện thì dù có vung tiền của cứu giúp hàng ngàn người cũng không có nghĩa lý gì; ngược lại, tâm chân thiện, thì dù không có một đồng làm từ thiện, nhưng một nụ cười hay một cái nắm tay chân thành cũng đủ để tích phúc đức rồi. Ảnh minh họa
Có một câu chuyện kể về cuộc đối thoại giữa một vị Hòa thượng và một người dân thường như thế này:
Một ngày nọ, có một người đàn ông chạy đến trước mặt vị Hòa thượng. Anh ta vừa khóc vừa kể lể: “Thưa ngài, vì sao con làm việc gì cũng đều không thành công?”.
Vị Hòa thượng trả lời anh ta rằng: “Điều này là bởi vì ngươi không học được bố thí!” (Bố thí ở đây được hiểu là cho, quyên tặng, thực hành…)
Người đàn ông lại nói: “Nhưng con chỉ là một người nghèo đói thôi ạ!”
Hòa thượng nghe xong lại nói với anh ta rằng: “Cũng không phải là như vậy! Một người cho dù là không có tiền cũng vẫn có thể cho người khác 7 thứ:
1. Bố thí bằng vẻ mặt: Ngươi có thể cho người khác vẻ mặt tươi cười niềm nở.
2. Bố thí bằng lời nói: Ngươi có thể cho người khác những lời cổ vũ khích lệ, lời an ủi, lời khen ngợi, lời khiêm tốn và lời nói ấm áp.
3. Bố thí bằng tấm lòng: Hãy mở rộng tấm lòng và đối xử chân thành với người khác.
4. Bố thí bằng ánh mắt: Hãy dùng ánh mắt thiện ý để nhìn người khác.
5. Bố thí bằng hành động: Dùng hành động để đi giúp đỡ người khác.
6. Bố thí bằng chỗ ngồi: Khi đi xe hay thuyền, có thể đem chỗ ngồi của mình tặng cho người khác.
7. Bố thì bằng nơi ở: Đem phòng ở trống không sử dụng cho người khác nghỉ ngơi”.
Cuối cùng, vị Hòa thượng lại nói: “Vô luận là ai, chỉ cần dưỡng thành 7 thói quen này thì phước đức sẽ đến với người đó “như hình với bóng!”.

Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Ảnh minh họa
Vị Hòa thượng khuyên bảo chúng ta rất nhiều cách để thực hành bố thí chỉ cần dùng tâm là có thể làm được. Ví như trong cuộc sống hàng ngày, mưu sinh kiếm tiền nuôi gia đình, kỳ thực đây cũng là một dạng “bố thí”.
Nếu như bạn đang ở trong mê, cảm thấy mình đang “làm trâu làm ngựa” kiếm tiền trả khoản nợ nào đó cho gia đình. Và vì thế mà trong lòng bạn ôm giữ một nỗi oán giận thì bạn sống sẽ rất khổ!
Chỉ cần bạn thay đổi ý niệm, biết rằng nuôi gia đình chính là bạn đang bố thí cho người khác, bạn đang làm việc tốt nuôi dưỡng gia đình. Khi ấy trong lòng bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng và vui vẻ!
Đừng tưởng rằng chỉ có đến chùa bỏ một chút tiền vào đó thì mới là bố thí. Kỳ thực nhiều người không hiểu rằng, trong cuộc sống hàng ngày, hết thảy việc bạn đang làm đều là bố thí, là nuôi dưỡng! Đơn giản như, bạn sửa sang dọn dẹp lại nhà cửa sạch sẽ khiến cho gia đình sống được thoải mái thì đó cũng là bạn đang bố thí đối với mọi người trong gia đình.
Hay bạn tận tâm tận lực làm việc ở sở làm thì cũng là một cách bố thí đối với công ty và nuôi dưỡng xã hội…Nếu như bạn có thể khởi ý nghĩ này trong tâm thì bạn sẽ sống được tự tại. Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
Mai Trà biên dịch theo Letu.lfe
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Cách chép kinh sám hối tại nhà Phật tử nên biết
Góc nhìn Phật tử
Sám hối là hình thức nhận lỗi và sửa sai trong Phật giáo. Do đó, chép kinh sám hối cũng là cách nhìn nhận lại những sai lầm mà mình đã gây tạo trong quá khứ. Có nhiều loại kinh sám hối khác nhau để Phật tử chọn tụng và chép. Vậy cách chép kinh như thế nào là chuẩn xác?

Tích lũy công đức trong mùa Phật đản - Những việc làm đơn giản mà lợi lạc
Góc nhìn Phật tử
Phật Đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy tăng trưởng công đức.

Phụ nữ làm gì để mang lại phúc báo cho gia đình?
Góc nhìn Phật tử
Ngoài các thiện hạnh bố thí, phóng sinh, người phụ nữ có thể bắt đầu tích lũy công đức cho mình và gia đình từ việc tụng kinh, niệm Phật. Tụng đọc kinh Phật chính là khởi đầu đúng đắn trong cuộc đời, giúp người phụ nữ học cách làm người mẹ tốt, con dâu tốt, người vợ tốt.

Lên chùa ‘sám hối’ dịp cuối năm
Góc nhìn Phật tử
Cuối năm, khi nhịp sống dần chậm lại và cái rét se sắt của mùa đông len lỏi qua từng ngõ nhỏ, lòng người bỗng xốn xang những suy tư. Đâu đó trong ký ức, những chuyện đã qua của một năm hiện lên như một cuốn phim tua chậm.
Xem thêm