Lòng tôn kính Phật vô biên của Thiên chủ Đế Thích
Khi Tôn giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha) tuyên lên rằng: "Thưa Đại chúng, Đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn". Khi ấy, trên tầng không, Thiên chủ Đế Thích cất lời vang vọng, cúng dường lên Đấng Thiên Nhân Sư bằng những bài kệ nói về quy luật vô thường, về sự vĩ đại của Thế Tôn...
Trong nhiều kiếp, Thiên chủ Đế Thích luôn cúng dường những bậc tu hành chân chính. Đến khi Đức Thế Tôn giáng thế, Ngài âm thầm dõi theo bảo vệ từ khi Người phát nguyện xuất gia, trong đêm Người thành đạo, khi Người vân du giáo hóa chúng sinh... và còn dốc lòng nhiếp phục ngoại đạo. Ngài trở thành một vị Hộ Pháp Thiên Vương của chánh Pháp.
Khi Đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, thân tứ đại đã mòn mỏi, Người lâm trọng bệnh. Từ trên cõi trời, Thiên chủ Đế Thích hiện thân người để hầu hạ Đức Ân Sư. Ngài đến quỳ bên sàng tọa của Đức Thế Tôn. Thế Tôn trìu mến hỏi:
- Này Đế Thích, Thiên Vương cõi trời Tam Thập Tam, Ngài bận trăm công nghìn việc, cớ sao lại đến đây?
Ngài Đế Thích cung kính chắp tay:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, chẳng bao lâu nữa Người sẽ nhập Niết Bàn nên con không bao giờ còn được gặp lại Thế Tôn nữa. Những giây phút cuối cùng này, xin Thế Tôn cho phép con được ở bên hầu hạ Người.
Ý nghĩa ngày Phật nhập Niết bàn
Đức Thế Tôn không đáp lại mà chỉ nhìn Ngài từ ái, Vị Thiên chủ quỳ sát bên, ân cần xoa bóp bàn chân của Thế Tôn. Sau đó lại tự tay chuẩn bị đồ ăn, thức uống, nấu nước và xin Thế Tôn ban ân huệ được tắm cho Người. Riêng chậu đựng chất thải của Thế Tôn, Ngài cẩn thận đội lên đầu, lặng lẽ mang đi rửa sạch rồi quay trở lại hầu hạ. Chư vị Tỳ kheo chứng kiến mà xúc động khôn tả.
Đức Thế Tôn dịu dàng hỏi:
- Này Đế Thích, đối với chư Thiên, mùi hôi của thân thể con người lan xa đến mười do tuần, đầy ô uế và bất tịnh. Như Lai đã có chư Tỳ kheo chăm sóc, sao Thiên Vương phải vất vả như vậy?
Thiên chủ Đế Thích chắp tay quỳ thưa:
- Bạch Thế Tôn, ân nghĩa của Thế Tôn đối với con là vô hạn. Dù cho con có cúng dường thân này lên Người suốt vô lượng kiếp cũng không thể đền đáp, huống chi là chút việc nhỏ này. Đối với con, bất cứ điều gì của Thế Tôn cũng đều cao quý.
Bạch Thế Tôn, hương thơm giới đức của Người tỏa ngát khắp pháp giới mười phương. Hơn nữa, dù mùi hôi của con người có ghê sợ đến đâu, vì lòng yêu kính Người con cũng chấp nhận. Từng giây, từng phút được chăm sóc cho Thế Tôn là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong đời con.
Đêm cuối, Thiên chủ Đế Thích cùng Thiên chúng hội tụ bên Đức Thế Tôn không rời nửa bước. Ngài ngắm nhìn dung nghi, lắng nghe từng hơi thở, khắc sâu từng lời dạy của Thế Tôn vào tâm khảm. Cuối cùng, khi Tôn giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha) tuyên lên rằng: "Thưa Đại chúng, Đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn", cả đất trời như lắng đọng lại trong khoảnh khắc nghẹn ngào mà thiêng liêng đó. Khi ấy, trên tầng không, Thiên chủ Đế Thích cất lời vang vọng, cúng dường lên Đấng Thiên Nhân Sư bằng những bài kệ nói về quy luật vô thường, về sự vĩ đại của Thế Tôn...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật
Kiến thức 08:54 04/11/2024Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm