Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/05/2020, 05:38 AM

Lòng từ bi phải chăng là vô lượng?

Cùng với trí tuệ, lòng từ bi là một trong hai phẩm chất quan trọng của con người. Từ bi và trí tuệ giúp con người hoàn thiện bản thân, tu tập để giác ngộ.

Trưởng dưỡng và thực hành tâm từ bi

Hiểu về lòng từ bi

Về ý nghĩa, lòng từ bi được hiểu là sự cho vui, sự cứu khổ và diệt khổ. Từ bi là tấm lòng thiện, là trái tim nhân ái, thương người, thương vật, thương muôn loài chúng sanh. Người có tâm từ bi là người có trái tim bất vị kỷ, biết lợi tha, cứu đời, cứu người. 

Từ bi không mang hàm nghĩa của sự thụ động, nhu nhược, yếm thế. Mà đó là sự vận dụng tâm tử tế trong lòng người để cảm hóa, cứu độ chúng sanh vượt qua bể khổ. Từ bi mang trong mình hàm nghĩa bao la rộng lớn về sự cứu giúp, diệt khổ, hưởng đến cái vui, cái thiện. 

Nội tại của lòng từ bi bao hàm cả hai khía cạnh. Đó vừa là cái tâm thiên lương, nhưng đó cũng là một nhận thức để hành động. Từ bi được xem là biểu tượng cao đẹp cho trái tim nhân ái, vị tha của con người. Thế nên, từ bi vừa là pháp tu tập nhận thức, vừa là hành động thực tiễn cứu đời. Từ bi giúp con người hành trì hướng đến sự giác ngộ, thăng hoa cả trong cuộc sống lẫn niềm tin tâm linh.  

Từ bi chính là những hành động đời thường, gần gũi để cảm hóa chúng sanh.

Từ bi chính là những hành động đời thường, gần gũi để cảm hóa chúng sanh.

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Tu tập từ bi

Trong cuộc đời, con người phải trải qua nhiều đau khổ, u sầu, phiền muộn. Những buồn thương ấy có thể do tác động từ xã hội đến bản thân chúng sanh. Nhưng đôi khi nó xuất phát từ lòng tham – sân – si, đố kỵ, oán hờn của con người mà ra. Thế nên, giáo lý Đức Phật luôn hướng con người đến tâm từ bi, nhân ái, yêu thương, tha thứ. Đó là cách tu tập thiên lương thiện lành để cứu giúp chúng sanh vượt qua bể khổ bi ai. 

Có thể có nhiều cách tu tập, khởi phát và duy trì lòng từ bi khác nhau. Nhưng mục tiêu cao thượng mà từ bi hướng đến chính là sự cảm hóa trái tim nhân ái con người. 

Con người có thể tu tập lòng từ bi bằng cách quán tưởng từ bi. Quán tưởng là sự nhìn nhận, tĩnh, cảm và thấu thị những vấn đề con người khám phá chân xác. Có 3 cách quản tưởng từ bi: quán chúng sanh duyên từ, quán pháp duyên từ, quán vô duyên từ.

Quán chúng sanh duyên từ là cách khởi phát từ bi từ việc quán sát đau khổ của chúng sanh. Quán pháp duyên từ là phát khởi từ bi dựa vào thể tách đồng nhất giữa người và chúng sanh. Quán vô duyên từ là hình thành từ bi bất vô duyên, bất vô tâm năng. 

Từ bi chính là tấm lòng biết tha thứ, biết lắng nghe, biết yêu thương, thấu thị trong mỗi người.

Từ bi chính là tấm lòng biết tha thứ, biết lắng nghe, biết yêu thương, thấu thị trong mỗi người.

Thực hành "Tâm Vô úy, Hạnh Từ bi" đẩy lùi đại dịch

Lòng từ bi phải chăng là vô lượng?

Bể khổ bi ai trong cõi ta bà được khởi phát từ lòng sân hận, đố kỵ, oán hờn của con người. Chính bể khổ này đã gây ra bao đau thương, thù hằn, mưu mẹo, dối trá trong lòng người. Thế tạo sao con người cứ mãi lầm than giữa bể khổ hồng trần ấy?

Đức Phật từng dạy, khi con người biết buông bỏ những tham – sân – si, ắt cuộc đời sẽ tươi đẹp. Và sự buông bỏ ấy chính là quán tưởng lòng từ bi, bác ái, nhân hậu trong con người. 

Từ bi có phải là những thứ xa xôi, cao vời? Từ bi có phải là những việc làm lớn lao, vĩ mô, cao thượng? Không. Từ bi chính là tấm lòng biết tha thứ, biết lắng nghe, biết yêu thương, thấu thị trong mỗi người. Từ bi chính là những hành động đời thường, gần gũi để cảm hóa chúng sanh. 

Với câu hỏi, lòng từ bi phải chăng là vô lượng? Thật sự, không ai trong chúng ta có thể tìm ra lời đáp xác đáng cho nó. Nhưng, khi chúng ta có tâm từ bi, ắt cuộc sống sẽ thư thái, an yên, tươi đẹp và hạnh phúc.

> Xem thêm video Dạy con hành động thiện: 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm