Trưởng dưỡng và thực hành tâm từ bi
Khi trưởng dưỡng được tâm từ bi thực sự, chẳng điều gì có thể gây tổn hại tới chúng ta. Bồ đề tâm chân thực là giải pháp duy nhất để đối trị những kinh sợ hoảng loạn mà chúng ta phải trải qua trên thế gian này.
> Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài
“Con người tâm tạo mà ra
Nghĩ sao nên vậy chính ta tạo mình
Cảnh giới cũng bởi tâm sinh
Việc làm, lời nói với tâm an lành
Hạnh phúc theo sát bên mình
Như hình với bóng, một ly không rời”
~ Đức Phật ~
Đạo Phật dạy chúng ta dùng Tứ vô lượng tâm (bốn thái độ Từ - Bi – Hỷ - Xả) để tiêu trừ trạng thái lo âu và sợ hãi của tâm. Khi các cảm giác sợ hãi hay lo âu tràn ngập trong lòng, chúng ta nên nhớ lại những trải nghiệm về từ bi và cảm thông để thoát khỏi những suy nghĩ sợ hãi và tuyệt vọng.
Thực hành "Tâm Vô úy, Hạnh Từ bi" đẩy lùi đại dịch
Khi chúng ta trưởng dưỡng được lòng từ bi, nỗi sợ hãi cũng tiêu tan dần. Trước hết bạn phải biết cách chấp nhận, yêu thương bản thân, sau đó bạn sẽ biết cách chấp nhận, yêu thương mọi người. Hãy để tình yêu thương lan tỏa, đầu tiên tới mọi người trong nhà và dần dần trải rộng tới tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt.
Khi trưởng dưỡng được tâm từ bi thực sự, chẳng điều gì có thể gây tổn hại tới chúng ta. Bồ đề tâm chân thực là giải pháp duy nhất để đối trị những kinh sợ hoảng loạn mà chúng ta phải trải qua trên thế gian này.
Cuộc sống của chúng ta thường bị vùi lấp dưới sức nặng của những lo toan, suy tính, vọng tưởng. Thân tâm ta thường bị ngoại cảnh chi phối quấy rầy điên đảo. Nhưng với một chút tĩnh lặng, dòng chảy tâm thức sẽ trở nên hiền hòa an bình, chúng ta sẽ có thể lắng nghe những mong mỏi từ sâu thẳm tâm hồn và tìm ra giải pháp khiển trừ các chướng ngại trong đời sống. Tâm an định sẽ tạo ra khoảng không gian, cảm giác rộng mở, giúp ta được trở về với chính mình và bắt đầu nhìn thế giới xung quanh với sự hiểu biết chân thực.
Thái độ từ bi quan trọng ngay cả khi chúng ta ở trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chúng ta có thể dành thời gian này để quan tâm chăm sóc bản thân và gia đình, viết thư hay gửi tin nhắn đến những người thân yêu và bạn bè, hoặc thực hành thiền định và tu tập. Khi hít vào, thiền giả cần đón nhận khổ đau, lo lắng của mình và tất cả mọi người, chuyển hóa khổ đau này thành hạnh phúc; và khi thở ra, thiền giả mong nguyện tất cả mọi người đều được an vui.
Theo: daibaothapmandalataythien.org
> Xem thêm video: Thiền và trà:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm