Luật nhân quả trong đạo Phật là gì?
Những ai hiểu Luật nhân quả đến mức độ tinh tế, sâu xa thì cuộc sống càng lúc càng chuẩn xác, càng đạo đức mẩu mực, càng cẩn thận chi li, tế nhị hết sức văn minh lịch sự…
Nếu có ai hỏi ta, luật nhân quả trong đạo Phật là gì?
Ta trả lời theo từng bước khoa học sau:
Luật nhân quả có nhiều loại, có nhân quả của nông nghiệp, có nhân quả của vật lý, có nhân quả của y học, có nhân quả của luật pháp, của xã hội.. Nhưng trong Đạo Phật thì Luật nhân quả là chuyên về THIỆN ÁC BÁO ỨNG. Mà Thiện Ác báo ứng là gì? Nghĩa là chúng sinh sống trên cuộc đời này bị chi phối bởi động cơ của khổ và vui, lúc nào cũng phải tránh khổ và tìm vui, và khi ta đánh vào cái khổ của chúng sinh thì tạo ra nhân quả báo ứng. Khi ta làm cho chúng sinh khổ thì ta bị tội, khi ta làm cho chúng sinh vui thì ta được phước. Đó là nhân quả thiện ác báo ứng mà Đức Phật nói, đạo Phật nói.
Có người nói luật nhân quả, khoa học chưa chứng minh được!
Xây dựng cuộc đời mình trên định luật nhân quả
Ta sẽ trả lời rằng: khoa học là tất cả những điều logic, chứng minh được và tất cả những điều chứng minh được đó đều bắt đầu từ một điều không bao giờ chứng minh được đó là Định đề Euclid. Trong đạo Phật cũng vậy, vô số những đạo lý logic, chặt chẽ chứng minh được và cũng đều dựa trên một định đề không bao giờ chứng minh được đó là LUẬT NHÂN QUẢ.
Đường tu, lẽ sống của người đệ tử Phật phải đều dựa trên trí tuệ hiểu biết về nhân quả. Tất cả chúng ta không bao giờ chạy ra khỏi nhân quả. Mỗi một lời nói, mỗi một tính toán, mỗi một chương trình kế hoạch, mỗi một việc làm của ta không cho một giây phút nào rời khỏi cái suy tư, cái tư duy về Luật nhân quả. Ta làm gì, nói gì đều cân nhắc xem mức độ Thiện Ác của nó như thế nào. Nếu xét thấy rằng nơi câu nói này tạo thành TỘI thì không nói. Còn nói câu này tạo thành PHÚC thì ta nói để cho người được lợi ích.
Người đệ tử Phật trong từng giờ, từng phút chỉ cân nhắc điều đó để SỐNG để, để NÓI, để LÀM, để SUY NGHĨ. Nên những ai hiểu Luật nhân quả đến mức độ tinh tế, sâu xa thì cuộc sống càng lúc càng chuẩn xác, càng đạo đức mẩu mực, càng cẩn thận chi li, tế nhị hết sức văn minh lịch sự…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Giáo viên tỉnh thức chuyển hóa cuộc đời
Kiến thức 08:40 17/11/2024Giáo viên tỉnh thức, người đã trải qua một cuộc hành trình đầy ý nghĩa với sự chuyển hóa chính mình, trở thành những người truyền cảm hứng và thay đổi cuộc đời của hàng ngàn học sinh. Bước vào lớp học của họ, bạn sẽ cảm nhận được sự hiện diện và ảnh hưởng sâu sắc của những con người này.
Giác ngộ là đạt đến chân lí
Kiến thức 08:05 17/11/2024Đức Phật đã giác ngộ như thế nào và giác ngộ những gì vốn là một câu hỏi lớn mà xưa nay ai cũng muốn biết tường tận. Thường người ta cho rằng sau khi chứng đắc đạo quả, đức Phật trở thành bậc toàn năng, toàn trí, toàn giác.
Cánh đồng tâm
Kiến thức 22:46 16/11/2024Sự hiện hữu của mỗi người khi sinh ra đều có giá trị riêng, trong mỗi người đều có đời sống vật chất và đời sống tinh thần hay còn gọi đời sống tâm linh. Mỗi người đều lựa chọn một cách sống, khi hướng về cái gì thì đó là nhân duyên của mỗi người sẽ chú trọng đến điều đó.
Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu
Kiến thức 22:26 16/11/2024Đức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Vangìsa. Thuở ấy, tại thành Vương Xá có một người Bà-la-môn tên Vangìsa, có tài biết được người chết sanh về đâu.
Xem thêm