Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mỗi người được bao nhiêu sát na?

Sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người không phải duy nhất Phật giáo đề cập trong nội hàm vô thường với câu thường dẫn “đời người trong hơi thở”. Có sinh có diệt là một sự thực không triết học hay khoa học nào có thể lẩn tránh, cho dù có lý giải khác nhau về những gì diễn ra sau mốc được gọi là “chết” tùy thế giới quan.

Sát na là đơn vị thời gian rất ngắn, như một chớp mắt, được dùng nhiều trong Phật học. Sự vận động liên tục, không ngưng nghỉ trong từng sát na của thế giới vật chất và tư tưởng.

Con nhà Phật ở đoạn sơ cơ thường có phương pháp quán tưởng dẫn đến tác động mạnh mẽ: nhìn tử thi, hay nghĩa địa, hay người hấp hối… để nghĩ về sự chết, vô thường. Trực quan ấy có tác động vô chừng.
 
Sự sống hữu hạn, không có gì phải bàn. Song thông thường người ta hay nghĩ đến “đời người” hai ba bốn chục năm là ít, ngày nay tuổi thọ tăng, bảy tám mươi tuổi ở Việt Nam, mức ấy đến độ hưởng trợ cấp người cao tuổi - là lẽ thường của sự sống, kiếp người. Có lẽ ít người nghĩ tới sự mong manh của những thân phận hẩm hiu, hãy cứ đến những nghĩa địa dành cho thai nhi – những bào thai kết thúc sự sống trong lòng người mẹ, chưa thấy mặt trời.

Chuyện này ít hay nhiều, hi hữu hay phổ biến? Ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình thành phong trào, hay ở Trung Quốc - chính sách một con tồn tại rất lâu - những thai nhi vô tội kết thúc sự sống quá sớm là vô số. Rồi tai nạn, chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... khiến sự sống vốn hữu hạn càng hữu hạn hơn, đúng - đời người trong chớp mắt.

Tôi đã vất vả vượt đường dài thăm một cụ già tám mươi - Sư cô Thích Nữ Diệu Tường, ở một tịnh thất cách nội ô thành phố Bạc Liêu chừng 10 cây số hướng về Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Có một bài viết ngắn cùng hình ảnh cụ trên một trang Phật giáo, nhưng đọng lại trong tôi chính là câu nói của nhân vật: “Tôi không hứa với ai điều gì, làm được điều gì tốt thì làm ngay vì biết mình sống đến bao giờ?”. Cụ nhận được chu cấp của nhiều người con ở nước ngoài với ngân khoản cố định, vén khéo để dư một số tiền làm từ thiện và cụ đã gần như ngay lập tức “chung chi” cho các nơi cần để khỏi xài lạm, thậm chí còn đưa trước, “làm được làm ngay”. Tôi xúc động nhiều và khó quên...

Sát na là đơn vị thời gian rất ngắn, đời người lắm khi khoảng thời gian còn được sống không tính bằng năm, tháng hay ngày, những thai nhi tính bằng sát na. Bạn hãy thăm các phòng cấp cứu ở bệnh viện, hãy nhìn những thiết bị hỗ trợ sự sống để hiểu độ dài sát na.

Từ đó càng trân quý những gì mình có, sự sống mình còn, cùng hạn mức chúng ta có mặt trên đời, để thiện ngay từ ý nghĩ.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thân không tật bệnh 

Phật giáo thường thức 09:40 03/04/2024

Thiền sư Động Sơn lúc sắp thị tịch, Ngài nói với các đệ tử rằng: “Ta có cái danh xưng phù phiếm ở trên đời ai thay ta trừ bỏ?”. 

Vì sao tu phước mà không hưởng phước mới là phước lớn?

Phật giáo thường thức 09:39 03/04/2024

Cần phải có con mắt tinh tế, biết nhìn xa trông rộng mới có thể tiếp nhận được lời dạy dỗ của đức Thế tôn: "Tu phước nhưng không nhận phước đức", điều đó cũng có nghĩa là chúng ta tận tâm tận lực tu phước nhưng không hưởng thụ phước, đó mới là phước báo vô lượng!

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Phật giáo thường thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Xem thêm