Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Móng đỏ môi hồng

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền, việc sơn móng tay móng chân đỏ hay tô son môi cho tượng La Hán ở chùa Đậu (Hà Nội) mà Báo Thanh Niên phản ánh là không thể chấp nhận được. “Đấy là xu hướng đĩ thõa hóa tượng”, ông nói giận dữ. Tôi nghĩ, vị giáo sư có hơi quá lời.



Sơn móng tay móng chân đỏ hay tô son môi không đồng nghĩa với đĩ thõa. Nhưng làm như thế với các pho tượng Phật, La Hán trên chùa, thì đó là điều tuyệt đối nghiêm cấm, và không thể chấp nhận được. Vì nó vô lễ vô phép, thậm chí, nó báng bổ. Và, nó vô văn hóa.

Bây giờ, người ta hay có xu hướng “cập nhật hóa”. Thấy cái gì người đương đại cho là đẹp, hay dùng, thì cứ thế áp dụng luôn cho người trung đại hay cổ đại, thậm chí áp dụng luôn cho Thần - Phật. Nếu chỉ nghĩ như vậy, thì đó là sự thiếu hụt hay lệch chuẩn văn hóa. Nhưng một khi đã “đưa vào thực tế” những ý tưởng ấy, thì nó là sự phá hoại văn hóa.

Trùng tu hay phục chế một ngôi chùa, những pho tượng Phật là chuyện lớn. Nó gồm cả mặt tâm linh, lịch sử và văn hóa. Vì thế, tiêu chí lớn nhất của trùng tu là phải khôi phục lại đúng nguyên trạng. Chắc chắn, những pho tượng La Hán chùa Đậu thuở xưa không hề có chuyện sơn móng chân móng tay đỏ hay tô son môi. Cũng như trước mỗi ngôi chùa Việt xưa không hề có đôi sư tử đá kiểu Tàu.

Bây giờ, thường có chuyện là nhà chùa kêu gọi “xã hội hóa” trong việc trùng tu. Và nhiều nhà hảo tâm đã vô tư cung hiến những con sư tử đá kiểu Tàu đang được bán nhan nhản cho chùa “làm đẹp”. Và có thể, chính họ có “sáng kiến” đề xuất với chùa là nên tô môi sơn móng chân móng tay đỏ cho tượng thêm phần “lộng lẫy”. Điều đáng buồn, là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch thì ở xa, còn nhà chùa thì vì nể các thí chủ hảo tâm nên đã vô tư đồng ý.

Không chỉ có hai ví dụ kể trên, lễ hội kiểu “Khai ấn đền Trần”, hành động kỳ quặc của những người đi lễ hội như nhét tiền lẻ vào tay Phật, dán tiền khắp thân mình Phật hoặc vãi tiền lẻ khắp sân đền chùa để cầu may... năm nào báo chí cũng lên tiếng. Không biết Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch có đồng ý với tất cả những việc làm quấy quá như thế đang diễn ra ở rất nhiều di tích lịch sử tâm linh văn hóa trong cả nước, nhất là ở phía bắc? Nếu không, thì phải làm gì đi chứ, chẳng lẽ cứ làm thinh?


Tác giả: Thanh Thảo/Nguồn: www.thanhnien.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm