Một quyết định nhân văn của Siem Reap - Campuchia
7/7/2020 vừa qua, thành phố Siem Reap – một trung tâm du lịch lớn của đất nước chùa tháp, nơi có kỳ quan Angkor Wat, đã quyết định cấm ăn thịt chó với chế tài nghiêm khắc bằng án hình sự và phạt tiền.
Hành động pháp lý này được chú ý và loan tải bởi các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, phản ánh nỗ lực ngăn chặn ham muốn ăn thịt loài vật trung thành này, gần gũi gắn bó với con người bất luận cổ kim đông tây.
Thống kê cho thấy hàng năm hàng triệu con vật này bị giết thịt ở riêng Siem Reap và có ý kiến cho rằng sự phát triển ngành kinh doanh thịt chó ở địa phương đến từ du khách quốc tế, như Hàn Quốc và các xứu sở sùng bái sự ngon của món ăn từ chó.
Tình trạng giết mổ, nuôi nhốt, chế biến chó đã tăng trưởng nhanh ở châu Á khiến một số địa phương ở một số quốc gia với nhiều cách thức ra tay bảo vệ loài chó, trong đáy hành động pháp lý của Siem Reap là nỗ lực mạnh mẽ.

Chó bị nhốt chờ giết mổ tại tỉnh Siem Reap, Campuchia vào ngày 25.10.2019 AFP
Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó?
Khó có loài vật nào sớm đồng hành cùng con người trong lịch sử sinh tồn như loài chó. Chó có hoạt động não bộ phát triển, lại thân thiết với con người, làm được nhiều công việc tinh tế nếu được huấn luyện. Chính lòng trung thành, trí khôn, sự gắn bó với con người mà từ lâu chuyện ăn thịt chó hay bạc đãi loài chó đã bị lên án với những mức độ khác nhau mang khuynh hướng đạo đức.
Phật giáo trọng sự sống muôn loài, từ vi trùng, sinh vật nhỏ bé đến chính loài người, trong đấy chó là loài vật đại kỵ. Một loài vật khôn ngoan, trung thành, mật thiết với con người, biết mừng vui chia sẻ với chủ như loài chó, nỡ lòng nào đánh giết xẻ thịt để thỏa mãn các giác quan?
Quyết định của Siem Reap không phải ngẫu nhiên gây chú ý cao của truyền thông trong bộn bề đại dịch, càng vui mừng cho môi trường văn hóa một trung tâm du lịch nổi tiếng của nước bạn và tin rằng quyết định ấy quảng bá tốt cho hình ảnh thành phố với bạn bè quốc tế.
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những nẻo đường hóa duyên
Quốc tế
Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm “công quả”, mới có thể thấy “Phật”. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một “Thiền sư”.

Tác phẩm 'Tượng Phật trên nóc nhà Đông Dương' giành giải 3 Monochrome Awards
Quốc tế
Bức ảnh đen trắng Đại tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam trên đỉnh Fansipan của Lê Việt Khánh, một nhiếp ảnh gia có tiếng trong giới nhiếp ảnh Việt Nam với biệt danh "Sói sầu" đã xuất sắc được Monochrome Awards 2020 trao giải 3 trong hạng mục Professional, thể loại ảnh Kiến trúc.

“Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo”
Quốc tế
Đó là chủ đề của buổi tọa đàm khoa học diễn ra vào ngày 15/01 do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán-TP Huế (TT Huế), Hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức.

Đâu rồi ngày tết tuổi thơ
Quốc tế
Nhiều. Nhiều lắm những thú vui dân gian ngày tết chốn quê xưa nay đã dần đi vào quên lãng. Tôi thật buồn, thật tiếc nuối vì đã không còn nghe, còn thấy, còn chơi những thú vui ngày xưa ấy.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
