Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/10/2022, 07:04 AM

Một số thắc mắc trong quá trình nghe pháp và tu tập

Trong quá trình nghe pháp và tu tập, con có 1 số thắc mắc. Con kính xin thầy giải đáp giúp con!

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy!
Vợ con nhờ gửi câu hỏi, con kính mong Thầy giúp ạ:

"Cách đây 2 tháng, con đã đủ duyên và bắt đầu nghe các bài thuyết pháp của thầy và con dần dần cảm nhận và trải nghiệp sự mầu nhiệm của pháp. Con cảm ơn thầy và con kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ

1. Con xin hỏi về chánh niệm tỉnh giác: Trong quá trình tu tập, trong các công việc hàng ngày (công việc chân tay hay sinh hoạt cá nhân) thì con thực hiện chánh niệm tỉnh giác tốt hơn nhưng khi con đến công ty (do công việc của con đòi hỏi sự tập trung cao độ của trí óc và công việc đòi hỏi liên tục phải xử lí các tình huống, các công việc khác nhau và tập trung phân tích xử lí số liệu để đưa ra quyết định liên tục nên con rất hay mất chánh niệm. Thầy cho con hỏi có pháp tu nào để con có thể không bị mất chánh niệm khi làm việc không ạ?
2. Con xin hỏi về niệm chết và tập chết: Con đang nghe thầy giảng đến khóa giảng lần 4. Trong bài giảng này thầy có nói về niệm chết và tập chết. Trong bài giảng thầy có nói thầy khi nằm thầy cũng hay tập chết. Vậy thầy cho con hỏi khi nằm tập chết, thì lúc đó mình quan sát sự sinh diệt của cái gì ạ và các pháp tu khi thực hành tập chết là như nào ạ? Và với 1 người sắp chết (họ đã tu tập chánh niệm tỉnh giác), lúc đó thân tâm họ rất đau đớn và thường họ mất tỉnh táo, bị mê man, thì khi đó họ có chánh niệm tỉnh giác được không ạ và nếu có chánh niệm tỉnh giác thì lúc đó họ cần quan sát sự sinh diệt của cái gì ạ? Và khi có người thân sắp mất, thì cần hỗ trợ cho họ những gì để họ có thể được giải thoát ạ?
3. Con được biết tháng 11 này thầy có ra chùa Long Hưng tại Hà Nội để thuyết pháp. Con muốn được thầy qui y tam bảo vào hôm đó có được không ạ?
Con kính mong sự chỉ dạy của thầy ạ."
Con Tuệ Tánh Minh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

1) Khi phải tập trung suy nghĩ, tính toán con chỉ cần biết tâm đang suy nghĩ, tính toán là được. Chánh niệm tỉnh giác chỉ có nghĩa là rõ biết tình trạng đang là chứ không phải tập trung vào một đối tượng nào nhất định nên không trở ngại cho việc suy nghĩ tính toán của con, ngược lại nó còn giúp con suy nghĩ tính toán tốt hơn.

2) Niệm sự chết cũng giống như niệm tịch tịnh, nghĩa là con buông thư như một người đã chết, không suy nghĩ gì cả chỉ thấy xác thân nằm đó bất động và tâm rỗng lặng hoàn toàn. Đồng thời con thấy sự diệt hay sự chết trong từng khoảnh khắc thở vô thở ra. Người đang hấp hối tuy họ đang hôn mê hay đau đớn nhưng thực ra bên trong họ vẫn biết rất rõ ràng mọi động tịnh.

3) Ngày Rằm tháng 10 (âm lịch) con nên đến chùa Nam Thiên Nội Phật của sư Minh Từ thầy cho quy y tiện hơn.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Con quan sát nhưng không thay đổi được gì?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:00 04/11/2024

Hỏi: Khi con chán nản thấy mọi sự điều vô nghĩa thì con nên làm gì? Dù con quan sát tâm nhưng không thay đổi được gì và tình trạng này kéo dài mấy ngày. Xin Sư giúp con!

Niết bàn, sinh tử thị không hoa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024

Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.

Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024

Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!

Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?

Xem thêm