Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/09/2022, 13:08 PM

Nghịch cảnh là điều kiện quý giá để tu tập

Thái độ đối diện với vô thường hay đối diện với khổ mới quan trọng, chứ không phải trạng thái vô thường, hay trạng thái khổ nó như thế nào. Đối diện với vô thường và khổ có hai thái độ: thái độ nhận thức sự kiện đó như thế nào, và thái độ phản ứng (hành vi) lại sự kiện đó ra sao.

Audio

Nhiều người khi bình thường thì có thể sáng suốt - định tĩnh - trong lành được, nhưng khi gặp nghịch cảnh nào đó, thí dụ bạn mình thay đổi thái độ với mình thì tâm không còn sáng suốt - định tĩnh - trong lành được nữa, mà cứ liên tục phản ứng, bực tức… Đó là do mình vẫn muốn được thường, được lạc và được như ý muốn của mình, vì chưa thấy ra được bản chất vô thường, khổ và vô ngã.

Khi gặp một nghịch cảnh do duyên tự nhiên hay do nghiệp quả mà mình phải gánh chịu, lúc đó mà mình nhận thức được rằng: "Nghịch cảnh này đang thử thách xem mình có thật sự sáng suốt - định tĩnh - trong lành chưa, hay chỉ bình tĩnh sáng suốt được trong thuận cảnh mà thôi” thì ngay đó nghịch cảnh liền trở thành điều kiện quí giá để tu tập. Vậy nhờ có nghịch cảnh vô thường, khổ mà khám phá ra được phản ứng của mình xuất phát từ ngã hay vô ngã.

Mình cần biết ơn những nghịch cảnh đã đến với mình, vì nhờ có chúng mà mình mạnh mẽ hơn, sáng suốt hơn, biết giữ thăng bằng hơn. Còn nếu muốn giữ mãi cái mình đã đạt được, coi chừng trong khi thực hành mình có khuynh hướng thường hoá thay vì là vô thường; muốn lạc hoá thay vì đối diện với khổ.

Đối diện với nghịch cảnh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tu để làm gì? Là để được bình an - không thay đổi? Là để được hỷ lạc - không khổ đau? Là để được… cái này cái kia như ý muốn của mình? Hiểu như vậy thì thật là nhầm lẫn. Nếu là muốn thường được an bình không biến đổi giữa cuộc đời vốn là vô thường này thì chỉ chuốc thêm bất an mà thôi. Người có trí tuệ thấy tất cả những gì đến với mình đều có nhân duyên của nó. Vì không đủ sáng suốt, nhẫn nại để thấy ra bản chất vô thường nên mới bất an, do đó tu là thấy ra bản chất vô thường tất nhiên của đời sống chứ không phải muốn được cái bình an thường hằng bất biến. Bất an là do thái độ nội tâm chứ không phải do vô thường của đời sống. Vì vậy sự bình an tối hậu chỉ có khi nội tâm thăng bằng thanh tịnh (sáng suốt, định tĩnh, trong lành) trước mọi biến đổi vô thường.

Cũng không phải tu là để được hỷ lạc, không muốn đau khổ, vì càng muốn hỷ lạc thì càng đau khổ hơn thôi. Thấy ra bản chất thật của đau khổ để biết nhẫn nại thì sẽ không rơi vào cái khổ tâm lý do ảo tưởng ảo giác vẽ ra, mà đó mới là cái khổ nặng nề khó chịu nhất. Thực ra lạc hay khổ đều do thái độ của mỗi người. Tu chính là thấy, biết, hiện quán, thực chứng khổ, mà người lo tìm hỷ lạc không thể nào chứng ngộ được. Vậy người nào chưa thấy được bản chất thật của sự khổ thì sẽ không thể nào thoát khổ được.

Thái độ đối diện với vô thường hay đối diện với khổ mới quan trọng, chứ không phải trạng thái vô thường, hay trạng thái khổ nó như thế nào. Đối diện với vô thường và khổ có hai thái độ: thái độ nhận thức sự kiện đó như thế nào, và thái độ phản ứng (hành vi) lại sự kiện đó ra sao. Nhận thức sai và hành vi tạo tác sẽ gây thêm nghiệp, còn nhận thức đúng và hành vi không tạo tác thì lúc đó là giác ngộ giải thoát. Thấy ra được những điều này thì việc tu tập sẽ dễ dàng hơn, còn không thì chỉ ngày càng loay hoay mà tạo thêm những ảo tưởng về cuộc sống.

Người giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì phải thấy được bản chất vô thường, khổ, vô ngã. Cái tâm thực chứng được tính chất vô thường, khổ, vô ngã ấy mới là chính yếu chứ không phải chỉ tìm hiểu trạng thái vô thường, khổ, vô ngã là gì qua lý trí, kiến thức. Đối với tâm vô vi, rỗng lặng, trong sáng thì tất cả các khái niệm về Vô Thường, Khổ, Vô Ngã đều không còn quan trọng nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường: Nấm hỗ trợ giảm đường trong máu

Sống an vui 16:30 25/04/2024

Nấm chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa góp phần ổn định lượng đường trong máu, giảm triệu chứng bệnh tiểu đường.

Vượt bờ sân hận

Sống an vui 15:50 25/04/2024

Bạn vẫn còn đứng bên bờ này của khổ đau, sân hận. Thì tại sao bạn lại không vượt qua bờ bên kia, bờ của tâm không sân hận, của bình an và giải thoát? Ở đó an vui hơn. Tại sao bạn lại có thể chịu đau khổ cả giờ, cả đêm hay cả ngày?

Đừng nói những điều này với cha mẹ

Sống an vui 10:05 25/04/2024

Cha mẹ mình, dù có công nuôi dưỡng hay không, chí ít cũng đã cưu mang chín tháng, đưa bạn đến thế giới này. Có thể trải nghiệm những thiện ác buồn vui trên cuộc đời, đều nhờ thân mạng cha mẹ sanh ra, nên hãy đối xử tốt với họ!

Trong sự hài lòng, bạn sẽ tìm thấy bí mật của hạnh phúc thực sự

Sống an vui 18:30 24/04/2024

Khi bạn cảm thấy hài lòng, cảm giác đó tràn ngập như một nguồn năng lượng tươi mới, làm bạn cảm thấy như vừa tìm được một kho báu quý báu. Đó là một kho báu rất thực, rất gần gũi, nhưng cũng rất mong manh.

Xem thêm