Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/08/2014, 08:55 AM

Một thời đèn gió

Miệt dưới này, nơi tôi sinh ra và lớn lên, là vùng đất có ba dân tộc Kinh - Hoa- Khmer cùng sinh tồn phát triển, chia sẻ cho nhau bản sắc văn hóa rất riêng của mình.  

Cùng cùng sống trong một xóm với bà con người Khmer, hiểu ngôn ngữ của họ, ít hiểu “đọc” được văn hóa Khmer Nam bộ trong giao tiếp, tín ngưỡng, nghệ thuật và cả ẩm thực nữa, đến mức riết không còn phân biệt nhiều chuyện mình là người Kinh hay Khmer.

Bây giờ đây, khi mùa Vu Lan về, trong dòng suy tư về sự đa văn hóa của vùng đất mình sống, tôi tiêng tiếc trong lòng nhớ về một nét quê đã mất đi mỗi khi có lễ hội: đèn gió.

Trước đây, hầu như trong chương trình của lễ hội của tất cả các chùa Khmer ở quê tôi đều có “tiết mục” thả đèn gió, thường được bố trí vào cuối cùng của ngày hội, vào đêm. Chính vì sự hấp dẫn của “tiết mục” này đã kéo bà con, nhất là con trẻ ở lại cho đến hết thời gian, hầu tận mắt chứng kiến cảnh tượng lý thú: những chiếc đèn gió lung linh bay lên trời cao trong đêm, lắc lư trên ấy và đi có khi rất xa.
 
Thực ra đấy là một loại khí cầu sơ khai, giản lược nhất nếu so với những mô tả được biết về khí cầu hay khinh khí cầu. Có lẽ chúng ra đời rất lâu rồi, từ ngày xửa ngày xưa, là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu làm sao có thể cho một vật thể nào đấy bay lên trong ngày hội tâm linh – văn hóa, và người ta đã làm được theo cách riêng nếu so với cách hoành tráng hơn ở châu Âu.

Tôi đã lò dò- vì còn nhỏ bé lắm- ra sau hậu liêu chùa, trên khoảnh đất trống lô nhô cây thấp xung quanh. Các cụ già và thanh niên được phân công phụ trách “tiết mục” đinh của ngày hội đang tỉ mẩn hoàn thành chiếc đèn gió, và họ làm việc rất tập trung. Bạn đọc chắc chắn là tò mò lắm, nhất là những ai chưa từng biết đến “món” này. Trong đêm tối, người ta đốt đuốc để có ánh sáng, “công nhân” mình trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại. Những miếng giấy quyến khổ lớn được kéo ra, dán lại bằng hồ. Loại giấy quyến được dùng hơi dày một chút so với loại giấy người ta dùng để quấn thuốc rê thuốc rò để hút thay thuốc điếu. Có thể hình dung đèn gió – một dạng khí cầu- được cố định bởi khung tre có dáng dấp na ná cái bội gà với phần dưới bỏ trống, tất nhiên là kích cỡ lớn chiếc bội. Giấy quyến trùm lên khung tre. Một đoạn dây chì (kẽm) thả xuống phần trống bên dưới, và dẻ - làm bằng vải vụn tẩm dầu có nhớt- cột chặt vào, Nếu không cột chặt thì nguy hiểm vì lửa có thể rơi từ trên cao xuống trong khi đèn bay. Nhóm “thợ” làm nhiều đèn gió, tiếng đập muỗi bồm bộp, tụi nhóc vòng trong vòng ngoài quan sát công việc rất chi mê mãi. Mọi người chờ đến giờ G, khi mọi nghi thức lễ bái trong chánh điện xong xuôi hết, chờ mãi…. Rồi tín hiệu vang lên, mọi người đổ ra phía sau, trống chùa vọng vang trong đêm. Người ta châm lửa vào chiếc đèn thứ nhất đã được căng kéo cho giấy quyến thẳng thớm (vì sợ bị cháy). Người có chút kiến thức vật lý sẽ thấy ngay vấn đề: thì ra người xưa đã tìm ra cách làm khí cầu thật đơn giản. Dẻ có nhớt (dầu nhờn) đốt cháy, bốc khói dày đặc, đen nghịt, cứ nén mãi ném mãi vào khoảng không được lợp bằng giấy quyến. Giấy cứ dần phồng ra, thấy hình thấy dáng. Sự nén tăng lên do lượng khói, đèn gió có sức kéo, người ta phải trì néo lại. Khi đến ngưỡng, kiểu như máy bay đạt tốc độ có thể cất cánh, người ta từ từ buông tay cho đèn bay lên. Thật tuyệt: trong bóng đêm, trong tiếng trống dồn dập,  chiếc đèn lắc lư từ từ bay lên trời cao với đốm lửa tòn teng bên dưới. Gió đẩy đèn lên rất cao, bà con ngóng nhìn theo mãi cho đến khi đèn gió chỉ còn là một chấm lửa nhỏ xíu xiu ở mãi xa. Đến lượt chiếc đèn thứ hai “cất cánh”, rồi chiếc nữa. Một đêm vui được khép lại khi chiếc đèn gió cuối cùng bay cao, khoảng đất trống trơn.

Đèn có khi bày xa lắm, cách chùa nơi chúng được thả lên có khi mấy mươi cây số. Tôi không hiểu người ta có ghi dấu hiệu hay chữ nghĩa gì vào giấy quyến làm đèn hay không để nhận dạng đèn của chùa nào, ở đâu (suy luận là có), nhưng biết là nơi đèn hết hơi nén do miếng dẻ tẩm dầu tắt ngấm, đèn đấp xuống, người tại chỗ biết đèn đến từ nơi nào. Xui rủi có khi đèn rơi xuống khu dân cư khi còn lửa, và có hỏa hoạn. Đấy chính là lý do nhà nước khuyến cáo hạn chế rồi dần dần không còn “tiết mục” hấp dẫn này nữa, tụi nhóc sinh sau không biết mô tê gì khi nói đến loại đèn này, còn lớp lứa chúng tôi thì tiếc cho dù cũng biết lý do, cũng như đối với pháo tết.

Đèn gió không còn nữa, lễ hội ở chùa vắng đi một “tiết mục” đặc sắc trong tiếng trống dồn. Nhưng hình ảnh những chiếc đèn gió lung linh lắc lư trên trời cao, bay thật xa thật xa trong đêm vẫn mãi còn ký ức tụi tôi mỗi khi nhắc đến lễ hội hay nghe tiếng trống, như thời điểm bây giờ. Đèn gió ới ơi!

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm