Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/11/2020, 07:58 AM

Mục đích đức Phật thị hiện trên thế gian này là gì?

Mục đích đức Phật thị hiện trên thế gian này là để khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến của chính mình, để chỉ ra cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt chưa từng bị ô nhiễm của mỗi chúng ta.

Bản tâm thanh tịnh của chúng ta, trong thuật ngữ nhà Phật gọi là Chân Tâm hay còn gọi là Phật tính, nó hiện hữu sống động, thể hiện nơi sự sáng suốt của tánh giác và lương tri đạo đức luôn thường hằng trong đời sống tâm linh của tất cả chúng ta, dù cho chúng ta đang sống lăn lộn trong cõi phàm trần vốn nhiều vọng động, dù chúng ta có bị ngũ dục cám dỗ và phiền não chi phối.

Để khai thị vấn đề vô cùng hệ trọng này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng đến tám muôn bốn ngàn phương tiện. Thông qua mỗi phương tiện, đức Phật đã định hướng rất cụ thể trong cách ăn, cách nói, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, cách hành động … nói chung đó là cách sống đạo, tức là nếp sống lấy đạo đức và tình thương (từ bi) làm nền tảng, lấy trí tuệ lèo lái cuộc sống đi theo con đường Chân Thiện Mỹ, nói chung đó là một phương cách sống để chuyển hoá ba nghiệp Thân – Khẩu – Ý từ vọng động, bất tịnh, trở nên sáng suốt, thanh tịnh. Cụ thể hơn, Ngài đã giúp cho đời sống chúng ta từng bước xa rời Tham Sân Si, để từ đó, trong mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm, đều nhịp nhàng vận hành trong quỹ đạo Giới - Định – Huệ, nhịp nhàng trong quỹ đạo Chân – Thiện – Mỹ, để tiến đến thể nhập Chân Tâm, chứng ngộ Phật tính.

Mục đích đức Phật thị hiện trên thế gian này là để khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến của chính mình

Mục đích đức Phật thị hiện trên thế gian này là để khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến của chính mình

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Như vậy, mục đích sâu xa và ý nghĩa thiêng liêng về sự ra đời của đức Phật chính là nhằm khai hóa ánh sáng trí tuệ và khơi nguồn yêu thương trong đời sống nhân loại một cách toàn diện và triệt để. Về điều này, chúng tôi cho rằng, chỉ có cách phát triển Trí Tuệ và tâm Từ Bi một cách triệt để trong đời sống mỗi con người, đánh động Lương Tri và phát triển tình Yêu Thương một cách toàn diện trong đời sống cộng đồng, thì chúng ta mới có thể mang lại an lạc thật sự cho nhân loại, mang lại hòa bình lâu dài bền vững cho thế giới.

Chúng ta nói đến đạo Phật, tức là chúng ta nói đến Từ Bi và Trí Tuệ, Tự Giác và Giác Tha. Bởi đó là hai hoạt tính quyết định tinh thần Giác Ngộ và Giải Thoát của đạo Phật. Quả thật là như vậy, vì người tu hành theo đạo Phật mà không có Trí Tuệ và Từ Tâm thì chẳng thể nào Giác Ngộ và Giải Thoát được. Cũng chính tầm quan trọng này, mà tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ luôn được hiển bày, dàn trải trong suốt quảng đời của đức Phật, từ khi Đản sinh cho đến thời khắc Ngài nhập Niết Bàn.

Theo sự tích đức Phật Đản sinh thì khi vừa mới chào đời, đức Phật của chúng ta đã bước bảy bước trên bảy đóa sen hồng, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và thốt lên: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Qua sự tích này, phải chăng đây là câu chuyện mang đầy tính huyền sử của một tôn giáo; mầu nhiệm và bí ẩn về một nhân vật siêu phàm? Hay đây là biểu hiện thiêng liêng siêu việt của một thánh nhân xuất thế? Ở đây chúng tôi sẽ không đưa ra nhận định, mà chỉ xét vế yếu tố lịch sử truyền thống của Phật giáo đã được lưu truyền trên 2550 nay, thì hình ảnh Phật Đản sinh, đi bảy bước trên bảy đóa sen, với câu nói bất hủ: “Trên trời dưới trời duy chỉ có ta”. Có thể nói, đây là thông điệp đầu tiên mà đức Phật tự tin truyền đến toàn nhân loại, khẳng định sự ra đời của Ngài là đem lại sự Giác Ngộ và Giải Thoát cho chúng sinh bằng Trí Tuệ siêu việt và lòng Từ Bi vô hạn của Ngài. Về điều này tôi chủ quan và cũng tự tin nhận định rằng, duy nhất chỉ có đức Phật mới có thể khẳng định như vậy mà thôi. Và phải chăng đây là biểu hiện khởi đầu về một nhân cách văn hóa vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới loài người.

Từ khi còn là Thái Tử, chỉ với việc ba lần dạo quanh bốn cửa thành, rồi trở về suy tư thao thức, đức Phật của chúng ta đã đánh động lương tri của loài người, rằng hãy tự cứu lấy mình, trước khi vô thường hủy diệt.

Từ khi còn là Thái Tử, chỉ với việc ba lần dạo quanh bốn cửa thành, rồi trở về suy tư thao thức, đức Phật của chúng ta đã đánh động lương tri của loài người, rằng hãy tự cứu lấy mình, trước khi vô thường hủy diệt.

Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen

Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, được thể hiện trọn vẹn bởi tinh thần “Tự Giác” và “Giác Tha”. Đối với chúng ta, muốn được Giác Ngộ và Giải Thoát, thì chúng ta cần phải có Trí Tuệ và Từ Bi. Thế nhưng đối với đức Phật, thì Ngài xuất hiện nơi đời sống thế gian là để giáo hóa chúng sinh, giúp cho chúng sinh Giác Ngộ và Giải Thoát bằng Trí Tuệ và lòng Từ Bi của Ngài.

Sự thị hiện lòng từ bi giáo hóa chúng sinh của đức Phật rất gần gũi, rất thực tế, rất tự nhiên và giàu cảm xúc, điều này đã tác động sâu xa vào tâm thức con người. Sự thị hiện đó, dù đã xãy ra cách nay đã trên 2550 rồi, nhưng đến nay chúng ta vẫn thấy giáo pháp của Ngài là rất khoa học và không hề bị lỗi thời.

Khi nhìn lại lịch sử Phật giáo, tất cả chúng ta đều đã biết, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ba lần xin phép Tịnh Phạn Vương được ra ngoài bốn cửa thành để quan sát đời sống dân gian. Thoạt tiên, Thái Tử tận mắt nhìn thấy cảnh tương tàn tương sát giữa các loài chim muông và sâu bọ; cảnh sống khốn khổ bần cùng cũng như số phận bi thương của tập cấp Thủ Đà La, một tập cấp sinh ra để làm nô lệ cho tập cấp Bà La Môn và Sát Đế Lợi. Ấn tượng mãnh liệt nhất đối với Thái Tử lúc bấy giờ là cảnh tượng sinh già bệnh chết ở chốn nhân gian và hình ảnh tướng mạo oai nghi trang nghiêm đỉnh đạc của một vi Sa Môn đang ung dung thả bước trông rất giải thoát tự tại.

Đức Phật đã giúp cho đời sống chúng ta từng bước xa rời Tham Sân Si, để từ đó, trong mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm, đều nhịp nhàng vận hành trong quỹ đạo Giới - Định – Huệ, nhịp nhàng trong quỹ đạo Chân – Thiện – Mỹ, để tiến đến thể nhập Chân Tâm, chứng ngộ Phật tính.

Đức Phật đã giúp cho đời sống chúng ta từng bước xa rời Tham Sân Si, để từ đó, trong mỗi lời nói, mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm, đều nhịp nhàng vận hành trong quỹ đạo Giới - Định – Huệ, nhịp nhàng trong quỹ đạo Chân – Thiện – Mỹ, để tiến đến thể nhập Chân Tâm, chứng ngộ Phật tính.

Khi dạo quanh bốn cửa thành, in sâu vào tâm trí của Thái Tử Tất Đạt Đa lúc bấy giờ chính là sự chi phối và hủy diệt của vô thường. Chúng ta thử hỏi, điều gì lúc bấy giờ đã khiến cho Thái Tử trăn trở thao thức? Phải chăng đó chính là hiện tượng sinh già bệnh chết luôn đeo bám đời sống con người như hình với bóng … Có thể nói đây là bài học rất sâu sắc về lý vô thường mà đức Phật đã chỉ dạy chúng ta rằng: “Đời sống vốn vô thường, mạng sống con người vốn mong manh, không chắc thật”.

Mạng sống con người mong manh không chắc thật, đã vậy thời giờ còn trôi nhanh như tên bắn, cứ mỗi giây phút trôi qua, mạng sống lại giảm dần, tâm tư trăn trở thao thức vấn đề này một cách mãnh liệt đã khiến nội tâm Thái Tử Tất Đạt Đa bùng phát tinh thần “Tự Giác” và “Tự Độ”. Đây là động cơ chính yếu để Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, cam chịu đời sống khổ hạnh nơi rừng thiêng nước độc để tìm cầu đạo giải thoát. Đối với chúng ta cũng vậy, khi đã cảm nhận sâu sắc về lý vô thường, chắc chắn rằng, chúng ta sẽ không còn mặn mà với việc tham đắm lợi danh, chắc chắn chúng ta cũng sẽ không còn cảm thấy hứng thú gì với việc gây hấn tranh đua, thị phi nhân ngã, giành giựt nhau trong đời sống. Ngược lại chúng ta sẽ thường xuyên cảnh tỉnh bản thân, sẽ tự phát khởi trách nhiệm với chính bản thân mình bằng tinh thần “Tự Giác” và “Tự Độ”, chúng ta sẽ biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào những việc hữu ích trong đời sống tu tập, hoằng pháp, từ thiện xã hội làm lợi ích quần sinh …

Lời dạy của đức Phật dù cách đây đã trên 2550 năm, nhưng đến nay vẫn còn rất thời sự, rất tâm linh mà cũng rất khoa học, rất sáng suốt, rất thực tế, hoàn toàn không mơ hồ ảo tưởng.

Lời dạy của đức Phật dù cách đây đã trên 2550 năm, nhưng đến nay vẫn còn rất thời sự, rất tâm linh mà cũng rất khoa học, rất sáng suốt, rất thực tế, hoàn toàn không mơ hồ ảo tưởng.

Đức Phật 'im lặng' để trả lời có tự ngã không?

Từ bài học vở lòng về lý vô thường, chúng ta sẽ phát khởi lòng từ để đồng cảm và chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh đau thương trong đời sống quanh ta, chúng ta sẽ phát khởi trí tuệ để nhận chân đâu là điều thiện, đâu là điều bất thiện một cách tường tận và rõ nét hơn, để có hành dụng và ứng xử hợp lý với từng sự việc. Nói khác hơn, khi cảm nhận sâu sắc về luật vô thường, chúng ta sẽ biết gieo nhân lành, xa rời điều ác, để tránh quả báo đau khổ về sau. Chính bài học vô thường đã giúp chúng ta chủ động sống tích cực hơn, chứ không phải sống bi quan, thụ động, vì cho rằng “sống nay chết mai” chẳng có gì phải vướng bận!

Từ khi còn là Thái Tử, chỉ với việc ba lần dạo quanh bốn cửa thành, rồi trở về suy tư thao thức, đức Phật của chúng ta đã đánh động lương tri của loài người, rằng hãy tự cứu lấy mình, trước khi vô thường hủy diệt. Và điều này không chỉ xác thực với mỗi người con Phật, mà còn đúng với cả nhân loại, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay đang chịu rất nhiều hậu quả nghiêm bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan và từng ngày quả đất đang nóng dần lên…

Mạng sống con người mong manh không chắc thật, đã vậy thời giờ còn trôi nhanh như tên bắn, cứ mỗi giây phút trôi qua, mạng sống lại giảm dần, tâm tư trăn trở thao thức vấn đề này một cách mãnh liệt đã khiến nội tâm Thái Tử Tất Đạt Đa bùng phát tinh thần “Tự Giác” và “Tự Độ”.

Mạng sống con người mong manh không chắc thật, đã vậy thời giờ còn trôi nhanh như tên bắn, cứ mỗi giây phút trôi qua, mạng sống lại giảm dần, tâm tư trăn trở thao thức vấn đề này một cách mãnh liệt đã khiến nội tâm Thái Tử Tất Đạt Đa bùng phát tinh thần “Tự Giác” và “Tự Độ”.

Điều thú vị và đáng tự hào của Phật tử chúng ta là lời dạy của đức Phật, dù cách đây đã trên 2550 năm, nhưng đến nay vẫn còn rất thời sự, rất tâm linh mà cũng rất khoa học, rất sáng suốt, rất thực tế, hoàn toàn không mơ hồ ảo tưởng. Cũng từ việc dạo quanh bốn cửa thành, trăn trở trước hiện tượng sinh già bệnh chết trong đời sống nhân gian, đức Phật đã khéo khơi dậy cái lòng từ bi vốn có nơi mỗi con người, là hãy sống với nhau chân thực hơn, hãy sống ích lợi cho bản thân và cống hiến cho xã hội nhiều hơn vì trên dòng đời ngắn ngủi này, uy quyền danh lợi rồi cũng lụi tàn, chỉ có Từ Bi và Trí Tuệ mới tồn tại vĩnh hằng, vì thế gian đầy biến động này vốn là cõi tạm, duy chỉ có giác ngộ và giải thoát mới giúp chúng ta có con đường sáng để quay về chốn quê Cực Lạc … Có thể nói, từ sự nhận chân bản chất vô thường của vạn vật, từ sự chứng ngộ bản tâm vốn tràn đầy công đức, đã hình thành nên một nhân cách văn hóa siêu việt của đức Phật. Hay nói khác hơn, sự nhận chân chuẩn xác và xuyên suốt quá trình sống đạo, hoằng pháp lợi sinh đã hình thành nên một nhân cách văn hóa tuyệt vời trong lịch sử loài người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm