Thứ sáu, 23/10/2020, 10:47 AM

Thập đại đệ tử Ni và những nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen

Thập đại đệ tử Ni là những vị thánh Ni kiệt xuất, lỗi lạc. Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Mỗi vị tiếp cận giáo pháp của Đức Phật, nỗ lực tu tập và sau đó đều chứng đắc quả vị A La Hán.

Thập đại đệ tử Ni kiệt xuất của Đức Phật

1. Nữ tôn giả Mahapajapati, trước đây là hoàng hậu của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) (phụ thân của đức Phật) cai trị nước Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ). Nữ tôn giả là vị Tỳ kheo Ni đầu tiên và là vị lãnh đạo Ni đoàn.

2. Nữ Tôn giả Khema, trước đây là ái phi của vua Bình Sa cai trị nước Magadha (Ma-kiệt-đà). Nữ tôn giả là vị có Trí Tuệ đệ nhất trong Ni đoàn, cũng như tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) bên chư Tăng.

3. Nữ tôn giả Uppalavanna, xuất thân từ gia đình thương mại, khi chưa xuất gia, sắc đẹp của cô nổi tiếng khắp kinh thành thời bấy giờ.

Sau khi vào Ni đoàn, nữ tôn giả tu tập phát triển thần thông lực và được đức Thế Tôn tán thán là vị Ni có Thần Thông đệ nhất, cũng như tôn giả Mogganlanna (Mục Kiền Liên) bên chư Tăng.

4. Nữ tôn giả Dhammadinna, trước đây là một người phụ nữ ngoan hiền, đảm đang thuộc giai cấp thượng lưu. Sau khi xuất gia, nữ tôn giả nỗ lực tu tập và được đức Thế Tôn khen ngợi là vị Ni Thuyết Pháp đệ nhất trong Ni chúng.

5. Nữ tôn giả Patacara, khi chưa xuất gia là một quả phụ đau khổ, tuyệt vọng. Sau khi xuất gia nữ tôn giả chứng quả A la hán và vị Ni Bảo Hộ Nữ Nhân đệ nhất trong Ni chúng.

Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Ảnh minh họa.

Mười vị thánh Ni này xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và có hoàn cảnh cá nhân đặc biệt. Ảnh minh họa.

Ni giới: Họ là ai?

6. Nữ tôn giả Kisagotami là người trước đây đến xin đức Thế Tôn cho con trai bà một liều thuốc để sống trở lại (Dhp 278; 114). Sau khi xuất gia, nữ tôn giả được Đức Phật tán thán là vị Ni có thắng hạnh Khổ Hạnh đệ nhất trong Ni đoàn.

7. Nữ tôn giả Bimba, trước đây là thứ phi của Thái tử Sidhartha, sau khi xuất gia được đức Thế Tôn công nhận là vị Ni An Trú Tâm đệ nhất.

8. Nữ tôn giả Bhadda Kudalakesa (A. I:14; Dhp. 101; Therigatha 107-9; Ap.II, 3:1, vv. 38-46), một phụ nữ trẻ, sôi nổi, sau khi xuất gia trở thành vị Ni Lãnh Hội Ý Pháp đệ nhất trong Ni chúng (A. I:14; Dhp. 101; Therigatha 107-9; Ap.II, 3:1, vv. 38-46).

9. Nữ tôn giả Soma, khi chưa xuất gia là một ngưòi mẹ đảm, thất vọng, chán chường. Sau khi gia nhập Ni đoàn, nữ tôn giả đã tu tập tinh tấn, đoạn trừ tất cả lậu hoặc trong tâm (Ap.II, 3:6, 234-36) và được ca ngợi là vị Ni có thắng hạnh Tinh Tấn đệ nhất trong Ni đoàn (Dhp. 112, Thig 102-6; SN. 5:2).

10. Nữ tôn giả Nanda, một công chúa xinh đẹp, tinh tấn tu tập diệt trừ tính ích kỷ và tính tự yêu mình, quá chú ý, chăm sóc đến vẻ đẹp của mình; sau này đắc quả A la hán và được Đức Phật tán dương là vị Ni Thiền Định đệ nhất (Thig. 82-86).

Tôn giả A nan bạch Phật cho nữ giới được xuất gia theo Phật.

Tôn giả A nan bạch Phật cho nữ giới được xuất gia theo Phật.

Sự kiện Ni giới lãnh thêm Bát Kỉnh Pháp

Nữ tín chủ được đức Phật ngợi khen

1. Nữ tín chủ Visakha, người được cung kính tột bực; bà thuộc dòng dõi quý phái, tinh tấn học Phật, có lòng từ ái và tận tâm với Tam Bảo.

2. Hoàng Hậu Mallika (Mạt-lỵ), một người nữ rất thông minh và can đảm. Hoàng hậu đã cứu giúp rất nhiều người.

3. Hoàng hậu Samavati, ngưòi có lòng bao dung, bi mẫn vô biên đã chuyển hoá vị vua tàn bạo trở thành một người điềm tĩnh trang nghiêm, biết tìm cầu chân lý. Cuộc đời của bà là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa huyền bí - làm thế nào sống bình an trong hoàn cảnh lúc nào cũng trắc trở, khó khăn. Bà là một tấm gương kỳ diệu cho mọi người thấy rằng việc thực tập tâm từ vô lượng đã thay đổi, chuyển hoá bà và mọi người xung quanh như thế nào.

4. Một cô bé nô tỳ thông minh, hoạt bát được Phật pháp chuyển hoá và trở thành một vị thầy tâm linh xuất chúng, trí truệ. Sự tiếp cận giáo pháp của cô cho chúng ta thêm một kinh nghiệm - làm thế nào để giáo pháp uyển chuyển trong nhiều phương thức nhiệm mầu để chuyển hoá mọi người trong mỗi bước đi của cuộc đời.

5. Ambapāli, một kỹ nữ nổi tiếng, sau khi nhận chân bản chất vô thường trên thân thể trẻ đẹp, sự hư huyễn của danh vọng và tài sản, đã xuất gia và sau đó chứng quả A-la-hán.

Tỳ kheo Ni Dhammananda

Theo: http://www.sakyadhita.org/pages/viet-abstracts1.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm