Mười công đức họa vẽ hình chư Phật - Bồ tát
Trong Kinh dạy những hạng người họa vẽ hoặc tạo tượng Phật lần lần tích lũy công đức, đầy đủ tâm đại bi, đều đã giác ngộ vô thượng thành Phật.
Tượng Phật - một trong những sáng tạo vĩ đại của nhân loại
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm thứ hai có một đoạn kệ dạy về công đức họa vẽ hình tượng Phật dù vô tình hay hữu ý như sau:
Vẽ tượng Phật rực rỡ
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Đều đã thành Phật đạo.
Nhẫn đến trẻ em chơi
Dùng cỏ cây hoặc bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ nên tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công đức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phật đạo
Giáo hóa các Bồ Tát
Độ thoát vô lượng chúng.
Mặc dầu đoạn Kinh văn ở trên nói dùng keo sơn vải để tạo tượng Phật, nhưng ở trong giới luật không đề xướng dùng vải sơn keo để tạo tượng Phật vì sơn keo có mùi hôi. Giới luật cũng nói, nếu là tượng Phật đứng thì chúng ta người học Phật không thể ngồi ở trước tượng Phật đứng. Nếu là tượng Phật ngồi, thì chúng ta không thể nằm ở trước tượng Phật ngồi.
Tượng Phật trong dòng chảy văn hóa
Thuở xưa, tại Tứ Xuyên có một người chuyên tụng Kinh Kim Cang, và khi tụng thì dùng tay viết Kinh Kim Cang trong hư không. Mỗi ngày ông ta đều đứng cùng một chỗ và dùng tay “viết ra” trong hư không. Về sau, mỗi khi trời mưa, xung quanh chỗ ông ta viết Kinh Kim Cang không có mưa rơi xuống đất, điều này xảy ra thường xuyên như vậy. Những người đã khai mở Phật nhãn mới thấy được rằng tuy ông ta dùng tay viết Kinh Kim Cang ở trong hư không, nhưng Thiên long bát bộ cũng đều đến đó bảo hộ bộ Kinh này, làm cho nước mưa chẳng rơi vào khoảng không nơi ông vẽ. Về sau, một ngôi chùa được xây dựng lên tại chỗ này. Do đó, bạn có thế thấy rằng người đàn ông chỉ dùng tay viết trong hư không mà có cảm ứng to lớn như thế thì công đức họa vẽ hình tượng Phật thật không thể nghĩ bàn. Câu chuyện này dược ghi lại trong sách “Kim Cang Kinh Linh Dị Ký”.
Bởi lẽ đó, lời kệ trong Kinh mới dạy những hạng người họa vẽ hoặc tạo tượng Phật như vậy lần lần tích lũy công đức, đầy đủ tâm đại bi, đều đã giác ngộ vô thượng thành Phật.
Trong Kinh Địa Tạng Bồ tát bản nguyện: Phẩm Thứ Sáu: Như Lai Tán Thán. Đức Phật khai thị cho Bồ tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của Ngài Ðịa Tạng Bồ tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đỉnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao Lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa. Người thiện nam, thiện nữ nào tự mình hoặc bảo người đắp vẽ hình tượng của Bồ tát, người đó khi thọ quả báo chắc đặng nhiều lợi lớn”....Như có người nữ nào nhàm chán thân gái, hết lòng cúng dường tượng vẽ của Địa-Tạng Bồ Tát, và những tượng cất bằng đất, đá, keo, sơn, đồng, sắt, v.v... Ngày ngày thường đem hoa, hương, đồ ăn, đồ uống, y phục, gấm lụa, tràng phan, tiền bạc, vật báu, v.v... cúng dường như thế mãi không thôi....Huống nữa là người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác vẽ đắp, người đó khi thọ quả báo chắc đặng nhiều lợi lớn....
Dát vàng - Nghệ thuật đặc sắc trong tạo tác tượng Phật
Phẩm Thứ Mười Hai: Thấy Nghe Được Lợi Ích.
5) Người bệnh được lợi - Lại vầy nữa này Quán Thế Âm! Trong các thế giới về thuở hiện tại nay và vị lai sau, những hàng chúng sinh trong sáu đường, như có kẻ sắp mệnh chung mà đặng nghe một tiếng danh hiệu của Ngài Địa-Tạng Bồ Tát thoáng qua lỗ tai, thì kẻ mệnh chung đó không còn bị đọa vào chốn khổ ba ác đạo.
Huống chi là lúc sắp mệnh chung, cha mẹ cùng hàng thân quyến đem của cải nhà cửa, vật báu, y phục v.v... của người sắp mệnh chung đó mà làm của chi phí để tô đắp hay họa vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ Tát.
Rồi làm cho người bệnh lúc chưa chết, hoặc mắt thấy tai nghe biết rằng hàng thân quyến đem nhà cửa vật báu v.v... vì mình mà tô vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ Tát.
Bức tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà Nội
6) Tiên vong được phúc - Lại vầy nữa, này Quán Thế Âm Bồ Tát! Về đời sau, nếu có kẻ nam tử, người nữ nhân nào, hoặc lúc còn bú mớm, hoặc lúc lên ba tuổi, hoặc lúc lên năm tuổi, mười tuổi trở xuống mà chết mất anh chị em.
Đến khi người đó khôn lớn nhớ tưởng đến cha mẹ cùng hàng thân quyến không rõ đọa lạc vào chốn nào, hay sinh về thế giới nào, hoặc sinh lên cõi trời nào?
Người đó như có thể tô vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ Tát, nhẫn đến nghe danh hiệu của Ngài rồi một lần chiêm ngưỡng một lần đảnh lễ, từ một ngày cho đến bảy ngày đừng thoái thất tâm ban đầu, nghe danh hiệu thấy hình tượng chiêm lễ cúng dàng.
Thời quyến thuộc đã sớm khuất của người đó nếu do ác nghiệp mà bị đọa vào ác đạo tính ra phải chịu đến số kiếp, nay nhờ công đức tô vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ Tát và chiêm lễ cúng dàng của con cái, hay của anh em chị em, nên liền được giải thoát, được sinh lên cõi trời cõi người hưởng quả vui thù thắng vi diệu.
10 công đức họa vẽ hoặc tạo tượng Phật:
1. Đời đời kiếp kiếp có đôi mắt sáng suốt thấy rõ.
2. Vĩnh viễn không sinh vào nơi đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu sinh làm người thì bạn bè và láng giềng đều là người tốt, không gặp người ác hay thú dữ.
3. Luôn sinh vào nhà giàu sang, được tôn kính.
4. Thành tựu thân kim sắc.
5. Đời sống giàu sang phú quý.
6. Tái sinh vào nhà hiền lành, đức độ.
7. Có thể được sinh làm vua.
8. Được tái sinh thành một vị Chuyển luân Thánh vương.
9. Có thể sinh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp.
10. Đời đời kiếp kiếp vị lai đều tôn kính Tam Bảo, Quy y Tam Bảo, chẳng phải đọa lạc.
> Xem thêm video "Thiền và trà":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm