Tượng Phật trong dòng chảy văn hóa
Theo dòng chảy của lịch sử, các pho tượng tồn tại đến ngày nay chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng Phật giáo Việt Nam. Thời hiện đại các pho tượng còn được nghệ nhân dát vàng và chế tác tinh xảo.
Phương cách có được nụ cười Di-lặc
Mỗi thời đại thịnh trị đã để lại những di sản Phật Giáo rực rỡ, các nhà khảo cổ gọi đó là những tầng văn hoá. Văn hoá Phật giáo gồm 6 tầng rõ rệt: Văn hoá thời Bắc thuộc (thế kỷ VII-IX);Văn hoá thời Đinh Lê (nửa cuối thế kỷ X); Văn hoá thời Lý Trần (thế kỷ XI-XIV); Văn hoá thời Lê (thế kỷ XV-XVIII); Văn hoá thời Nguyễn (thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX); Văn hoá đương đại (từ năm 1945 trở đi). Xen giữa những tầng văn hoá là thời kỳ khủng hoảng văn hoá: Loạn 12 sứ quân (giữa thế kỷ X); Lê ngoạ triều (đầu thế kỷ XI); giặc Minh xâm lược (đầu thế kỷ XV); giặc Thanh xâm lược (năm 1788); thực dân Pháp xâm lược (1858)... Di sản Phật giáo thuộc những thời kỳ này rất hiếm hoi, các nhà khảo cổ học gọi là “mảng tối văn hoá”, hay “đứt gãy văn hoá”.
Hệ thống tượng Phật ở Bắc Bộ vô cùng đa dạng, không những về loại hình mà còn về chất liệu. Tượng cổ chủ yếu sử dụng các chất liệu: đá, đồng, gỗ, đất sét nung, và đặc biệt là gỗ mít. Theo quan niệm dân gian, đây là loại gỗ “thiêng”, rất được ưa chuộng trong việc chế tác các đồ thờ cúng. Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm, do vậy tránh được những sơ suất trong khi đục, lại có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt. Ngày nay, bên cạnh những nguyên liệu cổ truyền, người ta đã sử dụng cả bê-tông để chế tác tượng, vì nguyên liệu này vừa dễ tạo hình, lại có độ bền cao.
Tượng Phật bằng đá có niên đại sớm nhất hiện còn lưu giữ được ở Bắc Bộ là những pho tượng thời Lý, số lượng ít, và cũng không có pho tượng nào còn nguyên vẹn. Được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích (Bắc Ninh), niên đại 1057. Ngoài những pho tượng Phật A Di Đà còn các pho tượng Phật Di Lặc mang nét đẹp văn hóa Phật giáo đa dạng.
Theo dòng chảy của lịch sử, các pho tượng tồn tại đến ngày nay và chứa đựng nét văn hóa đặc trưng Phật giáo Việt Nam. Những pho tượng thời hiện đại còn được nghệ nhân dát vàng và chế tác tinh xảo. Tượng Phật Di Lặc đá dát vàng 24K bằng phương pháp thủ công đẹp mắt. Đức Phật Di Lặc đến với chúng ta với nụ cười vui tươi, thật đầy ý nghĩa.
Tượng Phật Di Lặc bằng đá dát vàng 24k cao cấp của thương hiệu đồ thờ Lý Giang đem đến cho quý Phật tử sự an tâm về chất lượng tượng Phật, với công nghệ dát vàng làm hoàn toàn thủ công truyền thống, mỗi pho tượng Phật Di Lặc dát vàng đều là tâm huyết của những người thợ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tác tượng dát vàng. Sản phẩm còn đạt sự ưu việt về giá thành phù hợp. Lý Giang luôn mang chữ tâm đến Phật tử gần xa. Quý Phật tử khi lựa chọn mua các sản phẩm thờ cúng trong gia đình có thể liên hệ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại Đồ thờ Lý Giang.
Xưởng sản xuất: Số 60, Tổ 3, Ấp Phước Hiệp, xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Showroom 1: 492 CMT8, phường 3, TP Tây Ninh.
Showroom 2: 276A quốc lộ 22, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.
Điện thoại: 0978.378.366.
Email: taihegy@126.com.
Website: dotholygiang.com
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Xem thêm