Chủ nhật, 15/01/2023, 14:14 PM

Nam mô A Di Đà Phật!

Mỗi khi niệm Nam mô A Di Đà Phật, lòng con tràn ngập niềm tôn kính và tình yêu thương khó tả. Sáu chữ hồng danh ấy đã thâu nhiếp trọn vẹn tất cả lòng từ bi vô bờ bến của Đức Phật A Di Đà dành cho chúng sanh, cũng bao hàm cả trí huệ quang minh sáng suốt không ngằn mé của Ngài.

Tình yêu của Ngài dành cho chúng sanh không cùng tận. Ánh quang minh vô tận của Ngài chiếu sáng khắp mười phương vô lượng cõi Phật, đem đến sự an vui thanh tịnh cho chúng sanh. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã từng dạy: “Đức Như Lai kia, đến không chỗ đến, đi không chỗ đi, không sanh không diệt, không có quá hiện vị lai, chỉ có một nguyện độ sanh” (kinh Vô Lượng Thọ). Pháp thân của Ngài bao trùm mười phương pháp giới chỉ với một hạnh nguyện độ sanh. Tất cả trí huệ, công đức và phước báo của Ngài chỉ nhằm để thực hiện hạnh nguyện độ sanh. Ngài đã, đang và còn sẽ dùng mọi phương tiện để giải mê khai ngộ cho chúng con, hằng mong đưa tất cả đến bến bờ giác ngộ giải thoát.

Chúng con được học hỏi và hành trì Phật Pháp, được tiếp nhận những lời chỉ dạy ân cần cùng những kinh nghiệm tu tập quý báu của chư Tăng.

Chúng con được học hỏi và hành trì Phật Pháp, được tiếp nhận những lời chỉ dạy ân cần cùng những kinh nghiệm tu tập quý báu của chư Tăng.

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con luôn chân thành, tha thiết tin yêu, kính ngưỡng và quy y Ngài, ngày đêm chắt chiu từng câu Phật hiệu để gạn sạch lớp bùn nhơ đã lắng đọng lâu ngày che lấp chân tâm. Từng thời từng khắc, tâm chúng con được tắm mát trong dòng suối cam lồ ngọt ngào, thơm ngát của sáu chữ hồng danh cao quý. Nhớ khi xưa chúng con đã từng rất ngưỡng mộ những giọt nước cam lồ quý báu của Đức đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, hằng mong bàn tay thánh thiện kia sẽ có lần gia ân rưới dòng nước tinh khiết ấy lên mình, để thân tâm dạn dày trong đau khổ phiền muộn của kiếp người được một lần nếm trải hương vị an lạc giải thoát. Ước mơ nhỏ bé thầm kín ấy đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực mà chúng con đã có diễm phúc được tận hưởng dòng nước cam lồ tuyệt diệu từ việc chuyên tâm trì niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà. Chính sự “Tin sâu – Nguyện thiết – Hành chuyên” – ngày đêm trì niệm hồng danh Phật mà những giọt nước cam lồ quý báu kia đã xuất hiện và rưới mát tâm thể nhơ bẩn của chúng con.

Chúng con chưa từng dám mơ ước niềm hạnh phúc thanh tịnh trọn vẹn như thế này. Chao ôi, từ vô thỉ kiếp tạo tác bao tội lỗi lầm mê do tam độc tham-sân-si, tâm chúng con đã đắm chìm trong tham dục, ái nhiễm và tà kiến. Chúng con luôn trằn trọc canh thâu, day dứt và đau khổ, tự hỏi tại sao mình có mặt trên cõi đời này và tại sao mình lại bất hạnh đến thế. Chúng con đau khổ khi nhìn thấy những khuyết điểm và lỗi lầm của mình và của người cũng như cực kỳ xót thương khi chứng kiến những cảnh khổ triền miên của gia đình, của xã hội và của vạn vật xung quanh. Tự hỏi tại sao con người lại đang tâm gây khổ cho nhau và tự hủy hoại chính mình. Đau khổ vì mình không có khả năng giúp mình và giúp người cùng thoát khổ. Học rộng biết nhiều cũng không giải trừ được phiền não. “Thông minh, tài trí, anh hùng” để làm gì khi mà bao danh nhân từ cổ chí kim như Hàn Tín (danh tướng Trung Quốc thời cổ đại), Nguyễn Trãi ( công thần triều Lê), Mahatma Ghandhi (lãnh tụ Ấn Độ), John F. Kennedy (tổng thống Hoa Kỳ) … dù cả đời vất vả gầy dựng sự nghiệp nhưng cuối đời vẫn gánh chịu bao cảnh tang thương.

Chính trên lộ trình tìm cầu Chân-Thiện-Mỹ, chúng con đã dừng chân nơi chốn thiền môn. Thuở ấu thơ chúng con vẫn đến đây để cầu nguyện vì tin rằng có một Đức Phật Thích Ca rất hiền từ, tốt bụng và có nhiều phép lạ giúp người. Chính tại đây chúng con được tiếp xúc với giáo lý Phật đà và nhận biết rằng một bậc tài trí “thông minh cái thế” vẫn không đủ khả năng diễn thuyết một khối lượng kinh điển đồ sộ, uyên bác và sâu rộng đến như thế. Chỉ có một trí huệ siêu phàm thoát tục mới làm được điều này. Tìm hiểu thêm về cuộc đời của Đức Phật, chúng con càng ngưỡng mộ và yêu quý Ngài biết bao! Quên mình vì người, kinh qua bao thử thách cam go, Ngài đã tìm ra chân lý tận diệt khổ đau, hành trì thành công và lại cống hiến những thành quả ấy làm lợi lạc cho muôn người và muôn loài.

Chúng con được học hỏi và hành trì Phật Pháp, được tiếp nhận những lời chỉ dạy ân cần cùng những kinh nghiệm tu tập quý báu của chư Tăng. Thật đáng vui mừng là trong thời mạt pháp này, Phật giáo Việt Nam và thế giới vẫn có duyên may có được nhiều vị cao Tăng tu hành chân chính, có trí huệ uyên thâm và hết lòng hoằng pháp lợi sanh.

Trong kho tàng Tam tạng kinh điển đồ sộ ấy, cuối cùng chúng con đã tìm ra một hướng đi thích hợp cho mình – đó là pháp môn Tịnh độ. Biết rõ mình vốn phước mỏng nghiệp dày, nếu tu pháp môn khác, e rằng đường giải thoát còn xa vời vợi. Bởi vì sao? Rất đơn giản và dể hiểu. Giả sử chúng con trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư và kinh Dược Sư, tam nghiệp sẽ dần thanh tịnh. Nếu tâm hoàn toàn thanh tịnh cộng với nguyện lực tha thiết muốn về cõi Đông phương của Phật Dược Sư, khi lâm chung chúng con sẽ đến được nơi ấy. Nhưng nếu chúng con không đủ lực, tất yếu sẽ rớt lại ở cõi Ta Bà, vì Phật Dược Sư không có nguyện tiếp dẫn chúng sanh. Ôi, chỉ nghĩ đến việc sẽ tiếp tục bị trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi để tiếp tục khổ đau, thậm chí có thể bị đọa vào ba đường dữ, chúng con thấy khiếp hãi lắm! Vì vậy, để chắc chắn thoát ly khỏi sáu cõi luân hồi, con đường ngắn nhất vẫn là con đường về Tây phương Tịnh độ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Với chúng con, tất cả các vị Phật ở khắp mười phương pháp giới đều là một, đều từ bi, trí huệ, đều toàn Chân, toàn Thiện và toàn Mỹ. Chúng con xin đặt trọn niềm tin yêu nơi Ngài, cũng là đặt trọn vẹn niềm tin yêu khắp mười phương chư Phật. Chúng con tin chắc sẽ được Ngài từ bi tiếp dẫn lúc lâm chung nhờ vào tâm nguyện chân thành tha thiết khi hành trì danh hiệu Ngài. Thêm nữa, chúng con cũng rất coi trọng việc thanh tịnh thân-khẩu-ý để khi được diện kiến Tôn nhan, chúng con không phải quá ngượng ngùng xấu hổ vì mình là con Phật lại nhiễm nhơ đến thế. Ngoài ra, bên cạnh việc trì niệm hồng danh Phật, chúng con cũng cố gắng đóng góp vào việc hoằng pháp lợi sanh trong khả năng hạn hẹp của mình, hầu mong phần nào báo đáp được ơn Phật, ơn Thầy và ơn của đàn na tín thí. Tin chắc rằng Phật A Di Đà luôn mở rộng vòng tay thương mến tiếp dẫn từng đứa con lưu lạc trở về bên cạnh Ngài.

Nam mô A Di Đà Phật!

Dòng suối trong lành mát dịu kia vẫn âm thầm tí tách chảy mãi trong tâm con, xoa dịu bao não phiền bất mãn và gạn sạch bao bụi nhơ si ám. Tâm đau khổ triền miên của một chúng sanh cõi Ta Bà uế độ đang chuyển hóa thành tâm thanh lương trong sạch. Phật tánh dần dần hiển lộ. Chúng con ngày càng cảm thấy yêu người và yêu đời hơn. Xin chân thành bày tỏ niềm tri ân Tăng bảo – vị Thầy tinh thần cao quý đã dẫn dắt chúng con đến với pháp môn Tịnh độ và ân đức của bao vị thiện tri thức đã nâng đỡ từng bước chân con trên lộ trình Tịnh độ. Một hạnh phúc huyền diệu nữa mà chúng con muốn chia sẻ cùng quý đạo hữu Phật tử là hiện tại chúng con đang được tận hưởng hương vị Cực lạc ngay trong cõi Ta Bà này.

"Nam kha mộng vừa tỉnh

Tịnh độ sen nở rồi

Quê nhà đã về tới

An lạc và thảnh thơi."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm