Nằm ngủ cát tường như Phật Tổ Như Lai để tu hành và trường thọ
Nằm ngủ cát tường như Phật Tổ Như Lai rồi niệm Phật, Bồ Tát thì gọi là “mộng quang minh tu pháp”, lúc ngủ cũng có thể tu hành, thân tâm an lạc, nằm mơ cũng có thể thấy quang minh của Đức Phật.
Theo Phật giáo, nằm là một hình thức sinh hoạt mà chúng ta có thể thông qua để tu tập hàng ngày. Nằm đúng oai nghi cũng là một cách tu, tịnh thân thì mới thanh tâm. Tịnh thân là đáng quý, thanh tâm còn đáng quý hơn vì sự khỏe mạnh trong tinh thần sẽ nâng đỡ ta khỏi mọi thiếu thốn, khổ sở và bế tắc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được rằng cách nằm của mình có liên hệ rất nhiều đến sự an ổn thâm tâm và sức khỏe. Có nhiều người nằm theo thói quen, thích sao thì nằm vậy hoặc nằm xoay trở với nhiều tư thế khác nhau. Những tư thế ngủ không đúng có thể gây ra nhiều phiền phức, ngủ không ngon, tinh thần uể oải, hay nằm mơ ác mộng. Ngủ mà nằm sấp thì dễ dàng sinh sân hận cùng phiền não, ngủ mà nằm ngửa thì sinh lòng tham gây phiền não.
4 cách nằm và tư thế ngủ cát tường của Đức Phật
Sau đây là 4 cách nằm theo tuệ giác của Thế Tôn, phản ánh tâm trạng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự thanh tịnh trong thâm tâm người nằm. Chuyện kể rằng, một thời trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita, Thế Tôn dạy các Tỳ kheo có 4 cách nằm. Đó là cách nằm của ngạ quỷ, cách nằm của kẻ hưởng thọ dục vọng, cách nằm của sư tử và cách nằm của Như Lai.
Cách nằm của ngạ quỷ là nằm ngửa. Phần lớn các ngạ quỷ nằm ngửa, thể hiện nỗi khát khao, bị khổ đau dằn vặt. Vì thế, nằm ngửa khó nhiếp phục tâm khát ái, vọng tưởng hơn các tư thế khác. Ngoài ra, nằm ngửa sẽ tạo ra sự hớ hênh, nhất là lúc ngủ say có thể đánh mất oai nghi.
Phần lớn các người hưởng thọ các dục vọng nằm nghiêng phía bên trái. Mặt khác, nằm nghiêng bên trái cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn. Vì thế, người tu thường không nằm theo hai tư thế này.
Nằm nghiêng bên phải, hai chân gác lên nhau như sư tử là tư thế hội đủ oai nghi, một trong những tế hạnh của người tu. Đây là tư thế nằm cát tường, tạo ra sự yên lành, an ổn cho thân thể và nhất là tâm luôn đạt được sự giác tỉnh.
Lý tưởng nhất là nằm với tâm an trú trong an tịnh của Tứ thiền, đây là cách nằm của Như Lai. Để đạt được cách nằm này, tốt nhất là rèn luyện thân tâm với tư thế nằm cát tường của sư tử. Nên nằm nghiêng về bên phải, hai tay buông lỏng, tay phải đặt dưới tai phải, tay trái đặt trên đùi trái, đầu hướng Bắc, mặt quay về Tây. Nằm theo tư thế cát tường thì trong lòng dễ sinh ra thiện niệm, bảo trì chính niệm. Duy trì tư thế ấy thì vừa tự nhiên, vừa thoải mái, tự mình thanh thản và an nhiên.
4 lưu ý để ngủ thật ngon và sâu giấc
1. Ngủ trước giờ Tý (23h)
Phật giáo dưỡng sinh cho rằng ngủ là việc lớn quan trọng nhất của con người. Thức khuya ngủ muộn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới gan, thận, khí huyết trong người không thông, thân thể mệt mỏi, sắc mặt tiều tụy, tinh thần trì trệ. Vì vậy, tốt nhất là ngủ trước 11 giờ tối để bảo toàn thân thể.
2. Tĩnh tâm trước khi ngủ
Coi như thân này không có gì, hoặc như đang chìm trong nước, trước hòa tan ngón chân, rồi đến bàn chân, đùi, cuối cùng hóa thành hư ảo, tự nhiên ngủ.
Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ là do trong đầu có tạp niệm. Lúc này, vì suy nghĩ nhiều nên trằn trọc, hao tâm tổn sức, khó đi vào giấc ngủ. Biện pháp tốt nhất là ngồi dậy, nhắm mắt, thở đều, loại bỏ ý niệm ra khỏi đầu rồi từ từ nằm xuống ngủ tiếp.
Đây là trạng thái tinh thần lý tưởng để đi vào giấc ngủ trong sách thiện y của nhà Phật. “Trước ngủ tâm, sau ngủ mắt”, chính là đạo lý về giấc ngủ của Phật giáo.
3. Nên có giấc ngủ ngắn hoặc tĩnh tọa dưỡng thần vào buổi trưa
Thời gian buổi trưa theo nhà Phật là từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Nên có một giấc ngủ kéo dài khoảng 20 phút để trí óc và thân thể nghỉ ngơi. Nếu điều kiện hữu hạn thì lúc chính Ngọ (12 giờ) chỉ cần nhắm mắt ngủ thực sự 3 phút thì cũng tương đương với ngủ hai giờ đồng hồ.
4. Không ngủ dậy quá muộn
Dù là mùa đông thì thời điểm rời giường không nên quá 6 giờ sáng, mùa xuân hạ thu thì nên dậy lúc 5 giờ. Đối với dưỡng sinh, sáng sớm rất có lợi cho sự trao đổi chất trong cơ thể người. Sáng sớm là thời điểm thải độc ra ngoài và những cơ quan như trực tràng, tiêu hóa hoạt động rất tốt.
Tóm lại, tu tập cần phải được thực hiện liên tục trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Do vậy, chọn cách nằm đúng pháp theo tư thế cát tường của Đức Phật Như Lai để an tịnh thân tâm là một trong những nội dung tu tập quan trọng của mỗi người con Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Ra đi để biết nẻo về
Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm