Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cách niệm Phật trước khi ngủ: Nhất tâm niệm Phật

Niệm Phật trước khi ngủ là phương cách giúp chúng ta trở về trạng thái an lạc sau một ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên làm sao để nhất tâm niệm Phật thì không phải ai cũng hiểu rõ và thực hiện được.

Niệm Phật trước khi ngủ cần lưu ý điều gì?

Để việc niệm Phật trước khi ngủ được lợi lạc, quý vị cần lưu ý giữ cho tâm thức được thanh tịnh, tránh tụng khi không tỉnh táo hay mệt mỏi. Khi tụng chú ý không cần đọc to, sau khi tụng quen quý vị có thể nhập tâm, tụng trong tâm.

Niệm Phật giúp cho tâm mê muội trở nên trong sáng

Tâm chúng ta bị vô minh làm mờ đục, chẳng khác gì nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn cho nước đục kia hóa ra trong, không có phương pháp nào hay hơn là gia một chút phèn vào, thì các chất dơ bẩn ngầu đục kia dần dần lắng xuống, bấy giờ nước đục trở nên trong sạch. Phương pháp niệm Phật cũng vậy, có công năng trừ phá các vọng niệm đen tối ở nơi tâm của chúng ta, làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt, chẳng khác gì chất phèn làm cho nước trở nên trong vậy.

Niệm Phật công đức lại còn to lớn hơn nữa, vì một câu niệm Phật có thể gồm thâu cả 3 tạng kinh điển, hết thảy thần chú, cùng là các pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng... 

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: "Sau khi Phật nhập diệt, về thời kỳ mạt pháp, đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di-Ðà lưu truyền lại độ trăm năm rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ "Nam mô A-Di-Ðà Phật", mà đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi "Cực-Lạc". 

Quý vị cần biết được cách niệm Phật trước khi ngủ.

Quý vị cần biết được cách niệm Phật trước khi ngủ.

Lời Phật nói không sai, bằng chứng là có nhiều nhân vật chuyên trì một câu niệm Phật, mà biết được ngày giờ và thấy được điềm lành trước khi vãng sanh. 

Ba pháp môn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tuy không đồng mà kết quả đều thù thắng. Phật tử có thể tùy theo trình độ, hoàn cảnh của mình mà tu một, hai hay cả ba pháp ấy. Thí dụ như người biết chữ và mạnh khoẻ, công ăn việc làm hằng ngày không bận rộn lắm, thì nên tụng kinh, trì chú, niệm Phật đủ cả ba pháp môn. Còn người tuổi già, sức yếu, mắt mờ, răng rụng, miệng lưỡi phều phào, thân thể mỏi mệt, nếu tụng kinh, trì chú không nổi, thì phải chuyên tâm niệm Phật, đi đứng nằm ngồi, lúc nào cũng phải niệm Phật.

Nhưng các Phật tử nên nhớ, khi miệng tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tay gõ mõ, đánh chuông, lần chuỗi, thì tâm trí phải gột rửa hết bao ý nghĩ bất chính, những ham muốn đê hèn, và tạc vào tâm trí hình ảnh của Ðấng Từ Bi. Rồi phải noi gương Ngài, mở lòng thương rộng lớn, nghĩ đến nỗi thống khổ của muôn loài và phát nguyện đem sức mình ra, ban vui cứu khổ cho tất cả. Ðến khi thôi tụng niệm, trở lại tiếp xúc việc đời, thì phải làm thế nào cho những hành động của mình cũng được từ bi như tư tưởng và lời nói của mình vậy. 

Cách niệm Phật trước khi ngủ: Nhất tâm niệm Phật

Trích yếu sách Tử Bách Lão Nhân Tập của đại sư Tử Bách Ðạt Quán đời Minh:

"Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật. Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ nổi!

Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến ngay trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần thì tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.

Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như mộng; bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật thì lúc lâm chung tự nhiên chẳng loạn vậy! Muốn khám nghiệm một cách chính xác xem mình niệm Phật có chơn thật hay không thì chỉ cần quan sát lúc mình hoan hỷ và phiền não thì biết rõ ràng ngay là Tâm mình chơn thật hay giả dối.

Ðại để, người Chơn Tâm Niệm Phật dù là lúc hoan hỷ hay phiền não thì tất nhiên vẫn “Niệm Niệm chẳng gián đoạn vì phiền não chẳng lay động người đó nổi, hoan hỷ cũng chẳng lay động người đó được” Phiền não lẫn hoan hỷ đều đã chẳng lay động nổi người đó thì trong cảnh sanh tử sẽ tự nhiên chẳng hoảng sợ. Nay người niệm Phật vừa mới gặp phải chút vui mừng, giận hờn đã vứt A Di Ðà Phật ra sau ót thì sao mà niệm Phật được linh nghiệm cơ chứ?

Nếu làm theo cách niệm Phật của tôi, thật sự có thể chẳng quên mất câu A Di Ðà Phật trong lúc yêu ghét, thế mà chẳng được lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi lâm chung chẳng được vãng sanh thì cái lưỡi của tôi ắt sẽ bị gãy nát vậy!

Nhận định: Pháp này rất diệu, muốn khám nghiệm “Tâm Niệm Phật” là chơn thật hay giả dối chỉ cần xét trong lúc hoan hỷ hay phiền não. Nếu như trong giấc ngủ, việc niệm Phật bị gián đoạn thì hãy nên dũng mãnh tinh tấn làm theo cách này thì hiện tại sẽ được lợi lạc, lâm chung tự được vãng sanh".

niem phat khi ngu 1

Tịnh tâm khi ngủ

Trước hết quí vị phải nhập Tâm được câu: Kinh Quán Âm dưới đây.Nam Mô Viên Thông Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Quán Tự Tại Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Khi quí vị và các bạn đã nhập Tâm được câu Kinh trên chúng ta có thể tiến hành thực tập ngay trước khi ngủ.

Yêu cầu: Không luyện tập trong tình trạng say xỉn bia rượuĐộng tác: Mặc quần áo vừa đủ ấm, nằm ngay ngắn trên giường, hay tay để lỏng tự nhiên dọc thân. Dùng mũi hít thật sâu khí vào bụng (hít đúng sẽ thấy bụng dưới căng cứng là được) kế ngay đó thở phào hết khí từ trong bụng ra bằng miệng. Quan trọng: không thở quá chậm và quá gấp mà thở tự nhiên. Lập lại đúng 3 lần: hít bằng mũi - thở ra bằng miệng. Khi chút hết khí từ bụng qua miệng chúng ta có cảm tưởng như mình đã tự nguyện chút hết những vui buồn, mệt nhọc... trong ngày. Vẫn nằm ngay ngắn, mắt từ từ nhắm lại, và lúc này dùng ý niệm để đọc thầm câu Kinh Quán Âm đã học nhập Tâm.

Lưu ý: Không cần đọc to (làm người khác bị ảnh hưởng), lúc đầu chưa quen có thể nhẩm thầm bằng miệng, khi đã quen và nhập Tâm chỉ cần tụng thầm từ Tâm tụng ra.

Với những người mới luyện tập thường xảy ra những ý niệm sau:

a. Càng tụng càng thấy Tâm loạn động

b.Tụng Kinh với ý niệm cầu mong cho mình chóng ngủ

c.Tụng được một hai hồi đã thấy nản, không muốn tụng nữa

d. Vừa tụng vừa suy nghĩ liên miên

đ. Tụng nhưng nảy sinh hoài nghi câu Kinh không có tác dụng

Biện pháp khắc chế

Như đã đề cập khi chúng ta hít khí vào từ mũi và thở phào ra bằng miệng là chúng ta đã tự tâm muốn chút bỏ tất cả những phiền não trong ngày để tìm cho mình một giấc ngủ ngon giấc, như vậy việc chúng ta không thể đi ngay vào giấc ngủ là do chúng ta cố tình để cho tâm mình loạn động, từ đó cứ mải mê đeo đuổi theo những cảnh loạn động xảy ra mãi không ngừng, trong khi đó bản tâm của con người vốn dĩ thanh tịnh.

Theo kinh nghiệm đúc kết: thông thường khi chúng ta nhập Tâm được câu Kinh và nhất tâm tụng (tụng thầm) câu Kinh trên thì trong khoảng thời gian từ 3-5 phút tự trong ý niệm của chúng ta sẽ thấy tiếng câu Kinh vang lên từ trong Tâm ngày càng tròn-sáng và nếu cứ tiếp tục tụng thì ý niệm tròn-sáng đó ngày một rõ dần và chúng ta sẽ có một cảm giác người mình tự nhiên nhẹ dần và lâng lâng (như đang bay trong khoảng không) cho tới khi ta ngủ đi lúc nào không hay biết.

Tâm Như

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Phật giáo thường thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Xem thêm