Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/06/2023, 05:46 AM

Nếu muốn thấy, chớ nên chấp tướng

Thấy mà không nhận ra. Nhận ra mà không thấy. Nếu muốn thấy, chớ nên chấp tướng. Hàn Sơn vốn là ngài Văn Thù, ẩn tích nơi chùa Quốc Thanh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Xưa kia, Lư Khâu Dận xuất quân tại Mục Đan Khâu. Ngày lâm trận, chợt bị nhức đầu dữ dội, mà các thầy thuốc không có cách nào chữa trị.

May mắn thay, ông gặp một thiền sư, hiệu là Phong Can, tự bảo rằng từ chùa Quốc Thanh ở núi Thiên Thai, đặc biệt tìm đến đó. Lư Khâu Dận bèn nhờ Thiền Sư chữa bịnh. Thiền Sư thong thả bảo: 

– Thân trú nơi bốn đại.

Bịnh từ huyễn sanh.

Nếu muốn trừ khử,

hãy uống nước tịnh. 

Khi đem nước tịnh lên, thiền sư ngậm rồi phun nước, sắn tay áo lên, bảo: 

– Chim biển Thai Châu rất độc. Từ nay, phải nên bảo trọng. 

Sau đó, Lư Khâu Dận hỏi: 

– Nơi đây có bậc thánh hiền nào đáng để cung kính thờ làm thầy chăng?  

Thiền Sư đáp: 

– Thấy mà không nhận ra. Nhận ra mà không thấy. Nếu muốn thấy, chớ nên chấp tướng. Hàn Sơn vốn là ngài Văn Thù, ẩn tích nơi chùa Quốc Thanh. Thập Đắc tức là ngài Phổ Hiền, dạng trạng như kẻ bần cùng điên cuồng, hoặc đến hoặc đi, đang làm lụng trong bếp tại chùa Quốc Thanh. 

Nói xong, Thiền Sư liền cáo từ. Sau này Lư Khâu Dận làm quan, đến nhậm chức tại Thai Châu. Vì nhớ đến lời của thiền sư Phong Can năm xưa, nên vừa nhậm chức ba ngày, ông tìm đến các tự viện, cung kính vấn hỏi chư thiền đức. Quả nhiên hợp với những lời nói xưa kia của thiền sư Phong Can. Ông đến chùa Quốc Thanh, hỏi tăng chúng rằng thiền sư Phong Can cùng Hàn Sơn Thập Đắc, hiện đang trú nơi đâu. Khi ấy, có vài vị tăng cười ngây ngất, bảo: 

– Thiền sư Phong Can đang trú đằng sau tàng kinh tạng. Nơi đó, không ai đến được vì có hổ dữ thường quanh quẩn. Hai ông Hàn Sơn và Thập Đắc, hiện đang nấu nướng trong bếp. 

Nói xong, tăng chúng dẫn Lư Khâu Dận đến viện của thiền sư Phong Can. Mở cửa phòng ra, chỉ thấy dấu chân hổ. Khi họ vào nhà bếp, thấy hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc, chỉ tay về hướng họ mà cười to. Lư Khâu Dận liền lễ bái. Hàn Sơn và Thập Đắc cầm tay nhau, cười ha hả, và la to:  

– Phong Can lắm lời. Di Đà không nhận ra, sao lễ lạy chúng tôi? 

Tăng chúng tụ hợp, kinh ngạc vì thấy một vị thượng quan lại đi lễ lạy hai ông tăng điên khùng. Lúc đó, Hàn Sơn và Thập Đắc nắm tay nhau, bước ra khỏi chùa, rồi chạy vào núi tuyết. Lư Khâu Dận lại hỏi tăng chúng:  

– Hai vị này thường trú ở chùa này phải không?  

Hỏi xong, ông cho người đi tìm, thỉnh hai Ngài trở về chùa. Trở về dinh, ông mang hai bộ tịnh y ca sa, bày biện hương dược đặc biệt, cùng bao loại thức ăn, rồi mang vào núi cúng dường. Lúc đó, hai vị đại sĩ vẫn không chịu trở về chùa. Vừa thấy ông quan đến, hai ngài bèn hô to: 

– Giặc! Giặc! 

Hô xong, hai ngài lại nắm tay nhau, vừa chạy vào núi sâu, vừa bảo: 

– Này quý vị! Mỗi người phải tự nỗ lực tu hành. 

Nói xong, hai ngài chạy mất vào núi, không để dấu vết, khiến chẳng ai tìm được. 

Tăng chúng trong chùa, khi xem xét lại hành trạng hằng ngày của hai vị thì thấy thơ kệ, được viết đầy dẫy trên những vách đá nơi vườn trúc sau chùa, và trên các tường vách tại những nơi thờ thần hoàng thổ địa, cùng hơn ba trăm bài kệ trên những bức tường nhà cửa dân làng. Tăng chúng góp nhặt lại những bài thi kệ đó, rồi đóng thành một quyển, để lại cho đến nay. Theo lời của ngài Hàn Sơn thì: 

“Năm lời năm trăm thiên; bảy chữ, bảy mươi chín; ba chữ ba mươi mốt. Tất cả cộng thành sáu trăm bài kệ. Những lời viết trên đá thạch, tự khoe chữ viết rất hay. 

Nếu lãnh hội thơ của Ta,

chân chánh là mẹ của Như Lai…

Nhà có thơ Hàn Sơn, hơn cả kinh kệ.

Thư để trên tấm bình phong, thời thời nên xem một biến”. 

Ngài Thập Đắc viết: 

“Có kệ có muôn ngàn 

Gấp gáp ứng đáp khó 

Nếu muốn hiểu thấu rõ  

Nên vào núi Thiên Thai  

Trong hang sâu ngồi tọa   

Thuyết lý và đàm huyền  

Cùng Ta không thể gặp  

Tựa đối diện ngàn núi”.  

Thơ kệ của hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc được lưu truyền cho đến ngày nay, mà người người đều tôn trọng. Nhà nho cũng có nhiều người thích đọc tụng. Hai ngài xuất khẩu thành thơ, lời lời đều đàm huyền thuyết lý. Song, hai ngài bảo rằng không nên chuyển văn làm thơ vận để đọc tụng. Nếu làm thì tuy đối diện với hai ngài, nhưng vẫn như cách xa ngàn núi. 

Trích Đường Mây Trên Đất Hoa.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm