Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/03/2024, 07:20 AM

“Nếu thấy cả thế giới đều có vấn đề, vấn đề đó nằm ở chính bạn”

Một buổi tối, tôi nhận được cuộc gọi từ người phụ nữ tầm tuổi trung niên, nói có tâm sự cần chia sẻ một chút. Nghe giọng chừng như nghẹn ngào, tôi gác lại việc đang làm, im lặng lắng nghe. Chị mở đầu rất nhỏ nhẹ nhưng cũng rất thương đau: “Đời em khổ lắm cô ạ!”.

Rồi kể về những ưu điểm của mình: hy sinh hết mực cho chồng con, gánh vác hết việc trong nhà và hai bên nội ngoại, sống hết lòng với tất cả mọi người,… Rồi kết luận “Em tốt như thế mà toàn gặp thứ trời ơi!”. “Thứ trời ơi” mà chị đề cập đến không ai khác, chính là người chồng suốt ngày ở ngoài đường của chị, hai đứa con chỉ biết nghe lời ba chúng - tức chồng chị, hai cụ già là ba mẹ chồng chị, và mấy người đồng nghiệp nữa. Phần kể về những tội lỗi của họ được chị thể hiện mới sống động làm sao, nói chung là “Rất ác với em cô ạ!”.

Khi cho đi, ta nhận lại được nhiều hơn thế!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thật tình khi bắt đầu câu chuyện, tôi có chút cảm thương người đang tâm sự với mình, nhưng càng nghe lại càng thấy ái ngại cho những nhân vật mà chị kể tội. Đến gần cuối, lại phần nào cảm thông với những người làm chị thấy khổ. Hẳn những vị đó cũng cảm thấy không may khi trở thành “nạn nhân” trong sự hy sinh, trong hành trình làm người tốt của người phụ nữ này.

Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều khi chúng ta cũng như vậy, tự ý quan tâm lo lắng cho ai đó mà chưa chắc người ta cần, rồi mặc nhiên yêu cầu đối phương phải đáp lại. Khi không hợp ý thì thấy họ sao mà bạc nghĩa vô ơn, còn đời mình thì quá nhiều cay đắng!

Thật ra “cho đi” cũng là một nghệ thuật, và người cho đi cũng cần biết cách, có như vậy người nhận mới vui vẻ mà người cho cũng cảm thấy nhẹ nhàng. Còn sự cảm kích hay lòng biết ơn vốn là tự nguyện. Nếu bạn có tâm, người khác sẽ cảm nhận được mà không cần nhắc nhở. Việc kể lể công lao chẳng những không gợi được lòng cảm thông mà chỉ gây thêm sự ái ngại, nghe lâu ngày khiến người sinh chán ghét mà lánh xa.

Đừng bao giờ để sự hy sinh của mình trở thành gánh nặng cho người nhận. Nếu không, có khi mình mắc nợ ngược lại họ cũng không chừng! Vì xét kĩ thì trên đời này chẳng ai cho không ai điều gì cả. Khi làm một việc tốt, gieo được một duyên lành, người có lợi đầu tiên chẳng phải là chính mình hay sao? Người nhận nó là ai? Người thân hay bạn bè thì cũng là những người mình có tình cảm nhất định, nên việc làm đó xét cho cùng cũng là vì những tình cảm liên quan tới bản thân mình mà thôi. Vậy thì cớ gì đã không thể gắn kết thêm, lại thành phân chia người cho – kẻ nhận để tạo ra khoảng cách?

Còn bình thường, nếu cảm thấy tất cả những người mình từng giúp đỡ đều tỏ ra vô ơn, có lẽ cũng nên xem lại cách cho đi của chính mình!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chính con người mình cũng rất vô thường và không bền vững

Sống an vui 10:14 15/11/2024

Chưa bao giờ trong đời chúng ta thấy vô thường rõ rệt như bây giờ có phải không? Khi mà biến động xảy ra khắp nơi trên thế giới. Dịch bệnh lan tràn khắp mọi nơi và ngày càng trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn.

Bốn bước để tội nghiệp được tiêu trừ

Sống an vui 09:58 15/11/2024

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh dạy quán niệm nhân ngày Rằm mỗi tháng như sau để tội nghiệp được tiêu trừ.

Có những nhiệm mầu không thể gọi tên

Sống an vui 07:30 15/11/2024

Lúc nào cũng có những nhiệm mầu/ Chim đang hót, và bình minh đang lên/ Có những nhiệm mầu không thể gọi tên/ Vẫn đang hiển hiện trong từng phút giây...

Cộng đồng khổ vì hỏi nhau cách phân biệt thuốc An cung thật giả

Sống an vui 20:45 14/11/2024

An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc (hoàn) nổi tiếng từ Tâp đoàn dược phẩm Đồng Nhân Đường từ Bắc Kinh,Trung Quốc được cho là 'cải tử hoàn sinh' đối với người bị huyết áp cao, đột quỵ.

Xem thêm