Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/06/2019, 11:10 AM

Ngày môi trường thế giới, xót xa nhìn mẹ thiên nhiên ngộp trong ô nhiễm

Gần 40 năm Ngày môi trường thế giới ra đời và đánh động ý thức người dân toàn cầu, thế giới vẫn chứng kiến hình ảnh bà mẹ thiên nhiên bị ô nhiễm đến đau lòng.

>>Phật giáo và môi trường

Hơi nước và các chất hóa học độc hại từ nhà máy điện ở Wollongong (Úc) đang thải ra môi trường. Chất thải do đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… là nguyên nhân chính khiến Trái đất nóng dần lên - Ảnh: Thomson Reuters

Hơi nước và các chất hóa học độc hại từ nhà máy điện ở Wollongong (Úc) đang thải ra môi trường. Chất thải do đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… là nguyên nhân chính khiến Trái đất nóng dần lên - Ảnh: Thomson Reuters

Năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chọn ngày 5-6 hằng năm là Ngày môi trường thế giới nhằm kêu gọi chung tay vì một Trái đất xanh.

Kể từ năm 1974, ngày này chính thức được hưởng ứng rộng rãi.

Bắt đầu với chủ đề "Chỉ một Trái đất", đến nay Ngày môi trường thế giới trải qua 45 chủ đề khác nhau từng năm.

Năm 2019, Liên Hiệp Quốc chọn "Ô nhiễm không khí là trọng tâm", với mục tiêu nâng cao nhận thức tìm giải pháp toàn cầu cho vấn đề này.

Theo trang Business Insider, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 8,8 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu.

Trong khi đó, hiện tại có đến 91% dân số thế giới đang sinh sống ở những nơi điều kiện không khí không đạt chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở ô nhiễm không khí, môi trường hiện nay gặp phải muôn vàn thách thức khác như ô nhiễm nguồn nước, rác thải đại dương, mất rừng, nước biển dâng…

"Cần nhớ rằng Trái đất chúng ta có rất nhiều loài động thực vật ngoài con người, và môi trường sống rất cần được bảo vệ" - trang này viết.

Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy môi trường đang chịu tác động khủng khiếp như thế nào.

Công nhân quét đường buổi sáng ở Greater Noida, gần New Delhi, Ấn Độ ngày 10-10-2017. Một số chất hóa học thải ra từ nhà máy và phương tiện chạy bằng xăng, như NO, SO2, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra sương khói độc hại - Ảnh: AP

Công nhân quét đường buổi sáng ở Greater Noida, gần New Delhi, Ấn Độ ngày 10-10-2017. Một số chất hóa học thải ra từ nhà máy và phương tiện chạy bằng xăng, như NO, SO2, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra sương khói độc hại - Ảnh: AP

Hiện tượng khói độc này rất phổ biến ở những thành phố đông dân tại Ấn Độ và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Hiện tượng khói độc này rất phổ biến ở những thành phố đông dân tại Ấn Độ và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường hàng đầu thế giới. Trong hình, một con sông nhỏ ở nước này đã chuyển thành màu đỏ do nước thải trực tiếp từ một nhà máy hóa chất ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam - Ảnh: REUTERS

Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường hàng đầu thế giới. Trong hình, một con sông nhỏ ở nước này đã chuyển thành màu đỏ do nước thải trực tiếp từ một nhà máy hóa chất ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam - Ảnh: REUTERS

Tràn dầu ở vịnh Mexico vào ngày 2-6-2010. Theo các nhà khoa học, môi trường nước ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay chứa đầy các chất hóa học từ hoạt động nông nghiệp và công nghiệp của con người, là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa đe dọa cuộc sống của nhiều loài động vật thủy sinh - Ảnh: REUTERS

Tràn dầu ở vịnh Mexico vào ngày 2-6-2010. Theo các nhà khoa học, môi trường nước ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay chứa đầy các chất hóa học từ hoạt động nông nghiệp và công nghiệp của con người, là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa đe dọa cuộc sống của nhiều loài động vật thủy sinh - Ảnh: REUTERS

Tảo ở Hồ Sào, Trung Quốc trông chẳng khác gì nước sơn - Ảnh: REUTERS

Tảo ở Hồ Sào, Trung Quốc trông chẳng khác gì nước sơn - Ảnh: REUTERS

Rác thải dày đặc ở vùng ven biển Manila (Philippines). Theo ước tính, hiện có khoảng 8,8 triệu tấn rác được thải vào đại dương hằng năm - Ảnh: REUTERS

Rác thải dày đặc ở vùng ven biển Manila (Philippines). Theo ước tính, hiện có khoảng 8,8 triệu tấn rác được thải vào đại dương hằng năm - Ảnh: REUTERS

Người dân ở làng Natwarghad tại bang Gujarat (Ấn Độ) đang xếp hàng lấy nước giếng công cộng. Hiện tại, hạn hán đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết nếu không giảm được lượng CO2 thải ra môi trường, các quốc gia ở châu Phi, Tây và Nam Á trong tương lai sẽ chịu hạn hán gấp 10 lần hiện tại - Ảnh: REUTERS

Người dân ở làng Natwarghad tại bang Gujarat (Ấn Độ) đang xếp hàng lấy nước giếng công cộng. Hiện tại, hạn hán đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết nếu không giảm được lượng CO2 thải ra môi trường, các quốc gia ở châu Phi, Tây và Nam Á trong tương lai sẽ chịu hạn hán gấp 10 lần hiện tại - Ảnh: REUTERS

Lòng hồ thủy điện Itumbiara (Brazil) không còn một giọt nước trong đợt hạn hán kỷ lục năm 2013 - Ảnh: REUTERS

Lòng hồ thủy điện Itumbiara (Brazil) không còn một giọt nước trong đợt hạn hán kỷ lục năm 2013 - Ảnh: REUTERS

Tốc độ tan băng ở Greenland (Đan Mạch) đang tăng dần - Ảnh: REUTERS

Tốc độ tan băng ở Greenland (Đan Mạch) đang tăng dần - Ảnh: REUTERS

Trong môi trường sống hiện tại, nhiều động đã tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu mới đây, số loài mất đi từ khi con người xuất hiện nhiều hơn cả lịch sử hình thành tự nhiên trước đó. Trong ảnh là loài mèo rừng Nam Mỹ ở Peru đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: REUTERS

Trong môi trường sống hiện tại, nhiều động đã tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu mới đây, số loài mất đi từ khi con người xuất hiện nhiều hơn cả lịch sử hình thành tự nhiên trước đó. Trong ảnh là loài mèo rừng Nam Mỹ ở Peru đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: REUTERS

Hiện tại có hơn 26.500 loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trong ảnh là con tê giác đen và đứa con mới sinh tại Chester, miền bắc nước Anh vào tháng 10-2012 - Ảnh: REUTERS

Hiện tại có hơn 26.500 loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trong ảnh là con tê giác đen và đứa con mới sinh tại Chester, miền bắc nước Anh vào tháng 10-2012 - Ảnh: REUTERS

HOÀNG THI

Nguồn: Tuổi Trẻ (Link bài: https://tuoitre.vn/ngay-moi-truong-the-gioi-xot-xa-nhin-me-thien-nhien-ngop-trong-o-nhiem-20190605080816115.htm)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm