Thứ ba, 04/06/2019, 15:44 PM

Biến đổi khí hậu môi trường là do lòng người chẳng thiểu dục tri túc

Những thập niên gần đây, con người phải đối diện với một sự thật thảm khốc chưa từng có về biến đổi khí hậu môi trường, bởi hành tinh này đang bị con người làm ô nhiễm đến nguy cơ báo động, nếu không muốn nói là nguy cơ tuyệt diệt.

Cảnh báo trước sự suy thoái này, năm 1972, Tổ chức Môi trường thế giới đã lấy ngày 5 tháng 6 là ngày môi trường Thế giới; và trung tuần (12 – 12) năm 2015, lần đầu tiên lãnh đạo của 195 quốc gia trên thế giới tham gia cuộc họp Thượng Đỉnh về vấn đề Biến đổi khí hậu môi trường tại Pais Pháp để cùng nhau bàn về vấn đề này, nhằm ngăn ngừa thảm họa do biến đổi khí hậu môi trường gây ra.

c9ad3445-250d-4fad-8946-de49002be1bf

Nhìn vào lịch sử nhân loại, chúng ta thấy chưa bao giờ nhu cầu làm sạch môi trường sống lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay. Bởi hệ sinh thái bị hủy hoại, cấp độ biến đổi khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng, khiến cuộc sống con người bị đe dọa và mất mát chìm trong nỗi khổ đau, hoảng loạn của sóng thần và động đất cùng nhiều nguy cơ khác do biến đổi khí hậu môi trường đem lại.

Trước thực trạng tàn phá khủng khiếp này, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để đối phó với những thảm họa thiên nhiên reo rắc nỗi tuyệt vọng và sợ hãi về tương lai, thì theo đó Thông điệp chung của các nhà khoa học gửi đến nhân loại là con người phải hành động ngay lập tức để đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu, đó là nạn phá rừng và sự tuyệt chủng của các loài động thực vật trước khi quá muộn…

Thông điệp chung này được viết và gửi năm 2017 có hơn 15.000 (nghìn) nhà khoa học từ 184 quốc gia đã ký tên vào cảnh báo tập thể gửi đến nhân loại về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng tồi tệ hiện nay.

Trước thực trạng về vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng vi phạm nghiêm trọng, các khoa học gia trên thế giới đã cảnh báo nhân loại gồm 6 chủ đề tối quan trọng đó là:

Lượng nước ngọt giảm: tức lượng nước sạch bình quân đầu người thấp hơn nửa so với những năm 1992. Và rất có thể biến đổi khí hậu sẽ tác động lớn đến lượng nước ngọt do thay đổi chu trình thủy văn, dẫn đến thiếu nước trong nhiều thập niên tới.

Hải sản đánh bắt thiếu bền vững: từ năm 1992, tổng sản lượng đánh bắt hải sản luôn đạt hoặc vượt quá sản lượng tối đa cho phép. Tỷ lệ khai thác toàn cầu giảm, mặc dù đánh bắt gia tăng. Đây là thực trạng sa sút đáng kể trong những thập niên gần đậy.

Các vùng đại dương chết: tạo ra chủ yếu bởi phân vô cơ và nhiên liệu hóa thạch bị rửa trôi xuống biển. Những khu vực này giết chết một số lượng lớn các sinh vật biển do thiếu oxy trong nước và ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ sinh thái biển.

Số lượng những vùng biển chết đã tăng lên đáng kể từ năm 1960 và đến năm 2010 có hơn 600 hệ sinh thái biển bị đe dọa.

Về rừng: từ năm 1990 đến 2015, diện tích rừng trên thế giới đã bị giảm từ 4.128 triệu ha xuống còn 3.999 triệu ha, và tổng diện tích rừng bị mất trắng 129 triệu ha.

Về đa dạng sinh học: nhiều quần thể loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ báo động (đỏ). Nói chung, trên toàn cầu số lượng cá, lưỡng cư, bò sát, chim chóc và động vật có vú đã giảm 58% trong giai đoạn (1970-2012) và hiện nay tỷ lệ này sẽ giảm sâu hơn.

Biến đổi khí hậu: lượng khí car bon dioxide thải ra từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu tăng mạnh từ năm 1960. Tương ứng với mức nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu năm (1951-1980); phát thải CO2 cũng tăng nhanh chóng và được thể hiện bằng sự bất thường trong khí hậu. Kể từ năm 1998, thế giới ghi nhận liên tục 10 năm nóng nhất trong 136 năm qua.

Bài liên quan

Những con số nêu trên, chỉ là số liệu rất nhỏ, khiêm tốn và chưa đầy đủ khi đề cập về vấn đề tác hại của Biến đỏi khí hậu môi trường gây nên. Song từ thực tế trên chúng ta thấy hiện nay các nhà khoa học đã thực sự vào cuộc, những cơ quan tổ chức xã hội và nghiệp đoàn các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực, cũng như đầu tư nhân lực, vật lực để khắc phục sự biến đổi khí hậu môi trường đó là, trồng cây xanh tái tạo môi trường, giảm khí phát thải ô nhiễm, xử lý việc hoàn nguyên môi trường đất và nước.

Các tổ chức Chính trị, Nhà nước, Nghiệp đoàn cùng chung tay hành động cho việc khắc phục thảm họa môi trường. Đầu tư thêm nguồn tài chính khắc phục kịp thời thảm họa cho các vùng nạn. Tuy nhiên, theo số liệu đánh giá về thực trạng khắc phục biến đổi khí hậu môi trường ở một số quốc gia cho thấy: việc làm này chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu do thảm họa gây nên, đấy là chưa kể đến giải pháp đầu tư đón đầu để ngăn ngừa hảm họa xấu về biến đổi khí hậu trong tương lai.

Theo đánh giá chung của các khoa học gia và Tổ chức cộng đồng các nước trên thế giởi về vấn đề khắc phục biến đổi khí hậu môi trường cho thấy: Những thập niên gần đây, tuy đã đầu tư tài chính cũng như công sức, vật lực cho việc khắc phục biến đổi khí hậu môi trường là không hề nhỏ, nhưng đây vẫn là phần ngọn.

Vậy phần “gốc” là gì?

Từ góc nhìn Phật giáo, Tiến sĩ Willa B.Miller (hiện là giảng viên bộ môn Phật học tại Đại học Harvd, Hoa Kỳ) khi nhìn nhận về vấn đề biến đổi khí hâu môi trường cho rằng: “Có người xem biến đổi khí hậu như một vấn đề sinh thái, có người xem nó như một vấn đề kinh tế, một số người khác nhận định nó là một vấn đề xã hội. Nhưng chúng ta cần biết điều mà con người đang làm lên trái đất là một hành động có lỗi”. Khi hiểu theo nghĩa này, thì biến đổi khí hậu là một vấn đề Đạo đức.

Thật đúng và có lý, nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề biến đổi khí hậu môi trường ở phạm trù đạo đức. Người viết rất đồng tình với nữ Tiến sĩ Willa B.Miller đã đưa ra nhận định như vậy. Bởi trên thực tế, với cái nhìn hời hợt nông cạn theo duy lý thì biến đổi khí hậu là do sản xuất kỹ thuật công nghiệp mà các giá trị của nó bắt nguồn từ một đặc điểm công nghiệp phát triển quá nóng. Do đó, biến đổi khí hậu không còn là vấn đề bình thường nữa, mà là một nỗi lo một vấn nạn!?

Tại sao vậy?

Vì dục vọng và khát ái của con người không biết (thiểu dục tri túc) đó là cội gốc của tam độc (tham, sân, si) gây nên. Điều này đức Phật dạy: “thiểu dục tri túc”, theo nguyên nghĩa là ít ham muốn, tức biết đủ thì không khổ. Vậy thế nào là đủ? Đức Phật dạy, để biết được cái đủ trong cái thừa, thì con người cần phải có chánh kiến, chánh tư duy (nhất như trí) mới thấy được cái chân thường trong cái vô thường của vòng tương tục. Vậy, thiểu dục tri túc, theo giáo lý đạo Phật, pháp này thuộc lĩnh vực đạo đức, lối sống, là quá trình thực nghiệm sâu xa của đức Phật. Cho nên, thiểu dục tri túc là nhằm đến suy nghĩ  bên trong, chứ không dựa vào hình thức vật chất bên ngoài.

Thỏa mãn ham muốn cũng là một dạng của hạnh phúc, nhưng chóng tàn và khó đạt đến. Vì không phải lúc nào ta cũng đạt được những ham muốn. Vả lại, ham muốn này đạt được, sẽ nảy sinh ham muốn khác. Đó là thực tế căn bản tạo điều kiện cho (vọng tưởng) bất mãn và lỗi lầm gia tăng.

Thông thường thì chúng ta cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu môi trường thuộc phạm vi vật chất, nhưng chánh niệm suy ngẫm câu “thiểu dục tri túc” đức Phật dạy hoặc câu, ‘người biết đủ thì đỡ khổ’ ta thấy chúng thuộc về tinh thần, đạo đức như đã nói ở trên. Và nếu ai đó trong chúng ta đã đọc Duy thức luận Phật giáo, thì dễ dàng hiểu được nội hàm câu tâm pháp: “Nguồn gốc của Phật pháp là tâm/ Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm”. Vậy nói giáo dục Phật giáo là bao gồm cả vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự, vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca của chúng ta nói: “Tất cả duy tâm tạo”.

Vậy tâm là thế nào?

Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì ít người biết. Và câu kinh bất hủ của nhà Phật “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” nếu là Phật tử thì ai cũng thuộc lòng câu kinh này, nhưng để hiểu rốt ráo và thấy được lẽ sâu mầu của câu kinh này lại là chuyên khác. Song đối với các nhà khoa học, thì câu kinh trên đã làm cho họ thao thức, và đến nay thì thật sự câu kinh này đã làm cho các nhà khoa học Ngành Vật lý Lượng tử bất ngờ và kinh ngạc qua thí nghiệm “hai khe hở” trong nghiên cứu Vật lý lượng tử “hạt và sóng”. Như vậy là, theo duy vật biện chứng các nhà khoa học trước đây đều cho rằng vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức, thì nay đã hoàn toàn thay đổi.(nếu bạn đọc muốn hiểu rõ thêm về thí nghiệm nói trên, xin đọc bài: “Khoa học hiện đại hướng tới Phật giáo” của tác giả Truyền Bình-phatgiao.org.vn. 30/9/2016).

Thế mới biết, phạm trù tinh thần ai cũng ngỡ như không tham gia trực tiếp vào sự thay đổi vật chất, nhưng đến nay qua thí nghiêm trên cho chúng ta thấy sự biến đổi khí hậu môi trường làm sao lại có thể nằm ngoài sự tương tác của ‘thức’ (tức tinh thần của con người được).

moi_truong_12

Theo Tiến sĩ Willa B.Miller: “Thực hành tâm linh có thể không đưa ra các giải pháp khí hậu cụ thể, nhưng nó giúp chúng ta thay đổi ý thức. Thực tiễn giáo lý đức Phật có thể lý giải mối tương quan giữa con người với sự sợ hãi, đau buồn tuyệt vọng. 

Bài liên quan

Đức Phật dạy: Hành động đạo đức là những hành động phát sinh từ sự cam kết không làm tổn thương chúng sinh, luôn dịu dàng và đơn giản. Phật giáo và các truyền thống tôn giáo khác từ lâu đã xác định tình yêu thương và tâm từ bi là động lực thúc đẩy hành động hiệu quả và bền vững. Nếu chúng ta mở rộng vòng tay với đất liền, thì nước, tài nguyên thiên nhiên, và động vật sẽ không bị tổn hại, chúng sẽ yên bình và phản ánh sự thay đổi tích cực”.

Trên tinh thần của nội dung Vesak -16: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Đây là Tuyên bố Hà Nam 2019 của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 16 ngày 12-14/5 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Chùa Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam. Chúng ta thấy, Toàn văn Tuyên bố có 9 điều, trong đó có điều thứ 8 nội dung đề cập về “tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững” đây là điều nói về việc Bảo vệ môi trường trong tuyên bố chung có ghi như sau:

Chúng ta cần phải “Truyền bá câu chuyện cuộc đời của Đức Phật với tư cách là người dành phần lớn cuộc đời mình sống hài hòa với thiên nhiên như nhu cầu không thể thiếu, hơn là sự gắn kết với thiên nhiên để tận dụng vì lòng tham, từ đó đề cao bảo vệ thiên nhiên và hạn chế việc khai thác một cách vô ý thức các nguồn tài nguyên thiên nhiên”.

Tuyên bố Hà Nam -2019 đề cập về vấn đề biến đổi khí hậu môi trường cũng nhấn mạnh tới việc “vận dụng tinh thần Phật giáo, nhấn mạnh đạo lý duyên khởi - vạn vật nương tựa lẫn nhau sinh tồn để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và sự hòa hợp giữa con người với thế giới tự nhiên. Khuyến khích việc chuyển đổi năng lượng, thay thế năng lượng phát thải gây ô nhiễm, hoặc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bằng những năng lượng sạch và an toàn”.

Đó là Tuyên bố của Đại lễ Vesak (LHQ) 16-Hà Nam 2019 gửi đến toàn cầu Nhân ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm nay.

                                                                        Ngày môi trường thế giới 5/6/2019

-------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

-Bài: 5 hành động thực tiễn Phât giáo đối diện với sự thật bề biến đổi khí hậu – tác giả: Willa B.Miller – Vân Tuyển (phatgiao.org.vn. ngày 14/4/2018)

-Bài: Khoa học hiện đại hướng đến Phật giáo –tác giả: Cư sĩ Truyền Bình (phatgiao.org.vn. ngày 30/9/2016).

-Bài: 15.000 nhà khoa học cảnh báo gì về biến đổi khí hậu? Tác giả: Thiện Ngôn (Vườn hoa Phật giáo- 17/5/2019)’

- Toàn văn Tuyên bố Hà Nam- 2019 (Vesak –LHQ-16 –ngày 15/5/2019).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tôi yêu Đất mẹ

Môi trường 20:20 21/12/2024

Chỉ có tình thương mới có thể giúp ta biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi loài. Chỉ có tình thương mới cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Khi thấy được những đức hạnh và tài năng của Mẹ, thì ta sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa ta với Mẹ.

Sài Gòn lạnh, Đồng Nai 18 độ C

Môi trường 11:20 20/12/2024

Sáng 20/12, thời tiết các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM se lạnh, các nơi đều đồng loạt giảm nhiệt, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận tại Đồng Nai 18 độ C.

Hoa hậu H’Hen Niê dọn rác làm sạch môi trường biển

Môi trường 13:47 18/12/2024

Năm thứ 2 đồng hành "Ngày hội sống xanh", Hoa hậu H’Hen Niê nhận thấy có sự thay đổi ở những nơi đã từng được tuyên truyền và hy vọng mọi cùng chung ta vì cuộc sống chất lượng hơn.

Miền Bắc tiếp tục rét đậm, có nơi dưới 7 độ C

Môi trường 21:17 16/12/2024

Nhiệt độ tại miền Bắc vẫn duy trì mức thấp dưới 20 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Cuối tuần này, miền Bắc đón thêm không khí lạnh kèm mưa nhỏ.

Xem thêm