Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 17/05/2019, 09:04 AM

Tâm thức tốt đẹp thì môi trường cũng tốt đẹp

Chúng tôi thấy rất vui khi biết tin chị Trần Phương Thảo – Phó TGĐ Điều hành công ty CP sách Thái Hà là một trong các tác giả có bài tham luận và được trình bày trong hội nghị Đại lễ Phật đản Vesak 2019 vừa kết thúc tại chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

>>ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2019

Chị Phương Thảo cũng là khách mời chính thức của Vesak và tham gia tất cả các sự kiện, các hoạt động của Vesak. Mặc dù rất bận rộn với công việc sau chuyến công tác về chùa Tam Chúc nhưng chị Phương Thảo đã rất vui vẻ trả lời phỏng vấn cho sự kiện quan trọng này.

Lần đầu tiên có tham luận và được trình bày trong sự kiện lớn của Thế giới mà cụ thể là Vesak 2019, chị có cảm nhận như thế nào?

Bài liên quan

- Đây là một sự kiện mang tầm quốc tế, Thái Hà Books đã từng tham gia gian hàng trưng bày sách tại Vesak 2008. Vesak 2019 là lần thứ 2 Thái Hà Books tham gia với tư cách là thành viên của Ban Văn hóa, hỗ trợ triển lãm cổ vật và văn hóa Phật giáo tại Đại lễ Vesak 2019. Bên cạnh đó Thái Hà Books có gửi bài tham luận và được chấp thuận. Bài tham luận được in vào kỷ yếu của Đại lễ và tôi đại diện nhóm tác giả trình bày bài tham luận tại đây. Lần đầu tiên có bài tham luận được in vào kỷ yếu và được nằm trong đội ngũ học giả của Vesak 2019, cá nhân tôi thấy rất vinh dự. Tôi có cơ hội được chia sẻ quan điểm của mình tới bạn bè quốc tế và trong nước, đồng thời cũng có cơ hội được tiếp cận và học hỏi từ những thiện tri thức khắp nơi trên thế giới, không phân biệt màu da, sắc tộc và tông phái.

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp. Đây là đánh giá của Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) cũng như nhiều đại biểu dự Đại lễ Vesak 2019.

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp. Đây là đánh giá của Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) cũng như nhiều đại biểu dự Đại lễ Vesak 2019.

Chị có thể nói khái quát về nội dung chính và thông điệp tham luận của chị không ạ?

- Nhóm tác giả của tham luận là Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐQT, TGĐ Thái Hà Books) và Thuần Tâm Thảo Triều (là tôi).

Chủ đề tham luận của chúng tôi là Tiêu thụ và môi trường bền vững Phật giáo với văn hóa tiêu dùng thời cách mạng công nghiệp 4.0. Thông điệp chính của chúng tôi muốn đưa ra gồm 2 ý: Quan điểm Phật giáo với việc tiêu thụ cách trách nhiệm và từ đó kêu gọi bảo vệ mẹ trái đất.

Bài liên quan

“Consumption” là sự tiêu thụ, cũng có nghĩa là sự hủy diệt. Đức Phật dạy rằng lòng tham vô độ của tự ngã là nguyên nhân của thất bại, khổ đau và làm vắng mặt hòa bình. Việc tiêu thụ quá mức chỉ nuôi dưỡng sự bất an và khiến chúng ta thêm rối trí, hủy hoại môi trường và các sinh vật sống trên Trái Đất. Trái Đất là ngôi nhà, là Mẹ của chúng ta, chúng ta cần tôn trọng và có trách nhiệm chăm sóc Mẹ. Giáo dục môi trường là học cách duy trì lối sống cân bằng.

Thông qua bài tham luận này, chúng tôi muốn kêu gọi việc hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ và bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, tái sử dụng đồ cũ và đặc biệt là giảm thiểu tối đa rác thải cũng như giảm bớt ăn thịt. Nếu chúng ta cắt giảm tiêu thụ thịt 10% chúng có thể nuôi được 100 triệu người. Nếu giảm bớt tiêu thụ và ăn chay, chúng ta có thể nuôi sống hành tinh này mãi mãi. Hoàn cảnh, môi trường sống của chúng ta như thế nào thì tâm thức chúng ta cũng như vậy. Môi trường của chúng ta hư hoại nhếch nhác thì tâm thức của chúng ta cũng hư hoại nhếch nhác. Tâm thức tốt đẹp thì môi trường cũng tốt đẹp. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ ngôi nhà, bảo vệ cha mẹ và dòng tộc của mình. Cứu lấy môi trường, cứu lấy Trái đất chính là cứu lấy tâm thức của chúng ta!

Giấy chứng nhận thuyết trình hội thảo của tác giả Thuần Tâm Thảo Triều tại Hội thảo quốc tế trong Đại lễ Vesak LHQ 2019

Giấy chứng nhận thuyết trình hội thảo của tác giả Thuần Tâm Thảo Triều tại Hội thảo quốc tế trong Đại lễ Vesak LHQ 2019

Là một người tham dự Vesak 2019 trong suốt 4 ngày vừa qua, chị có thể bật mí một chút về các học giả đến từ các nước thế giới và Việt Nam cũng như nội dung các tham luận?

- Vesak 2019 đón tiếp 1.650 đại biểu quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ (Trong khi Vesak lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam, chỉ kết nối được 81 quốc gia). Vesak 2019 có hai hội thảo lớn gồm Hội thảo quốc gia (tiếng Việt) diễn ra vào 11/5/2019 và Hội thảo quốc tế (tiếng Anh) vào 13/5/2019.

Tổng số bài tham luận được gửi đến Vesak 2019 là 110 bài tham luận tiếng Việt, 398 bài tham luận tiếng Anh và đây cũng là Vesak có khối lượng các tham luận lớn nhất từ trước đến nay. Trong tổng số 508 bài tham luận tiếng Anh và tiếng Việt, ban tổ chức Vesak đã lựa chọn ra 150 bài tham luận tiếng Anh và 95 bài tham luận tiếng Việt để in thành kỷ yếu sách tiếng Việt và các tác giả trình bày trong hai hội thảo.

Với chủ đề chính của Vesak 2019 là "Cách tiếp cận của Phật giáo về lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững" thì các bài tham luận đều đề cập đến 5 chủ đề phụ: Lãnh đạo chính niệm vì hòa bình bền vững; Gia đình hòa hợp và xã hội bền vững; Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu; Phật giáo và CMCN 4.0; Phật giáo và tiêu thụ và phát triển bền vững. Cả 5 chủ đề phụ này đều rất thiết thực và ý nghĩa cho các vấn đề xã hội ngày nay, cho Việt Nam cũng như toàn cầu.

Thông điệp chính của tham luận

Thông điệp chính của tham luận "Tiêu thụ và môi trường bền vững Phật giáo với văn hóa tiêu dùng thời cách mạng công nghiệp 4.0" mà nhóm tác giả muốn gửi tới cộng đồng gồm 2 ý: Quan điểm Phật giáo với việc tiêu thụ cách trách nhiệm và từ đó kêu gọi bảo vệ mẹ trái đất.

Bài liên quan

Chị ấn tượng nhất với tham luận nào ạ ?

- Bởi 5 chủ đề hội thảo phụ diễn ra đồng thời song song nên tôi không thể tham dự hết tất cả các bài trình bày tham luận tuy nhiên tôi ấn tượng với bài trình bày của PGS TS Phan Thị Thu Hiền về "Đặc điểm tích hợp về chương trình trải nghiệm ở chùa Templestay tại Hàn Quốc" và TS Tống Thị Quỳnh Hương về "Quá trình cách tân Phật giáo Nhật bản thời Minh Trị và công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam". Hai tham luận này cung cấp cho tôi những quan điểm và ứng dụng Phật giáo tại các quốc gia khác nhau và các lĩnh vực khác nhau, vai trò của Phật giáo trong việc lãnh đạo đất nước.

Chị có kế hoạch viết tham luận cho Vesak 2020 không và theo chị nên viết về đề tài gì cho năm 2020?

- Vâng, qua việc tham gia bài viết cho tham luận lần này, tôi vẫn mong muốn mình có đủ nhân duyên tham gia các bài viết tại những Vesak trong các năm sau nữa. Nếu Vesak 2020 tổ chức tại Thái Lan, Hàn Quốc hay một quốc gia nào khác thì tham luận cần được thể hiện bằng tiếng Anh. Chủ đề tôi muốn tham gia trong năm sau sẽ liên quan đến giới trẻ và bảo vệ Mẹ Trái Đất.

Qua Vesak lần này, chị rút ra được những gì cho bản thân và Thai Hà Books?

- Tôi thấy mình tự tin hơn nhiều sau mỗi lần tham gia những sự kiện mang tầm vóc quốc gia hay quốc tế. Tôi cũng phải cảm ơn sự "thúc bách" của người thuyền trưởng Thái Hà Books, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books Nguyễn Mạnh Hùng. Nếu không có sự thúc đẩy của sếp tôi, hẳn tôi sẽ luôn để mình ở vùng an toàn và ngại bước ra với thế giới. Qua Vesak 2019 tôi học được nhiều bài học về khâu tổ chức một sự kiện lớn tầm quốc tế, sự chuẩn bị kỹ càng trong mọi việc cũng như hiểu hơn về Phật giáo tại các nền văn hóa khác.

Các tác giả nhận bằng chứng nhận thuyết trình sau Hội thảo quốc tế tại Đại lễ Vesak LHQ 2019

Các tác giả nhận bằng chứng nhận thuyết trình sau Hội thảo quốc tế tại Đại lễ Vesak LHQ 2019

Chị có muốn chia sẻ hay nhắn nhủ gì với bạn đọc không ạ?

- Sau việc tham gia sự kiện lần này, một lần nữa tôi thêm khẳng định về những gì mình được đọc và học, rằng các tông phái Phật giáo đều có tính thống nhất trên một nền tảng từ bi và trí tuệ, trên nền tảng tánh Không. Tham dự khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019, tôi vô cùng xúc động và hạnh phúc khi được ngắm nhìn nhiều sắc phục các tông phái khác nhau từ Theravada, Tịnh độ tông, Thiền Tông, Mật tông... của gần 2.000 đại biểu tăng ni, cư sĩ từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tập hợp bên nhau trong tình thân trong một hội trường, vì một tương lai hòa bình cho thế giới, cho Trái đất bình yên.

Xin cám ơn chị về buổi phỏng vấn này. Chúc chị có được những thành công tiếp theo trong cuộc sống và tiếp tục con đường phụng sự cho văn hóa đọc và xã hội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đại đức Thích Quảng Ngộ: “Chánh niệm giúp ích cho người trầm cảm, tạo nên một cộng đồng lành mạnh”

Phỏng vấn 16:50 30/11/2024

"Trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm cho người trầm cảm" là dự án do viện nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục - trường đại học giáo dục thuộc đhqg hà nội phối hợp với một số chùa trên địa bàn hà nội thực hiện.

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Xem thêm