Thứ ba, 28/05/2024, 09:40 AM

Nghe pháp thoại với một trái tim rộng mở

Pháp thoại giống như những cơn mưa thấm sâu vào tâm thức ta và tưới tẩm những hạt giống trí tuệ, từ bi sẵn có trong ta. Chúng ta hãy để pháp thoại đi vào mình một cách cởi mở như đất tiếp nhận những cơn mưa tươi mát của mùa xuân.

Pháp là những lời dạy của Bụt. Nếu chúng ta tham dự một khóa tu ở một trung tâm tu học, hoặc tham dự chung với một nhóm hay một lớp học địa phương do một vị giáo thọ hướng dẫn, chúng ta sẽ có cơ hội được nghe pháp thoại.

“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”

Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng.

Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng.

Thực tập

Chúng ta nên đến sớm trước buổi pháp thoại để có đủ thời gian tìm cho mình một chỗ ngồi ổn định và thiết lập thân tâm trong trạng thái an lạc. Chúng ta nên nghe pháp thoại với một trái tim rộng mở và một tâm hồn lắng yên cho giáo pháp thấm sâu vào mình. Nếu chúng ta chỉ nghe bằng trí năng, đem tâm so sánh, phán xét, phân biệt những gì ta đang nghe với những gì ta nghĩ là ta đã biết hoặc đã nghe ai nói qua thì chúng ta đánh mất cơ hội tiếp nhận những thông điệp mà người nói muốn trao truyền cho ta.

Pháp thoại giống như những cơn mưa thấm sâu vào tâm thức ta và tưới tẩm những hạt giống trí tuệ, từ bi sẵn có trong ta. Chúng ta hãy để pháp thoại đi vào mình một cách cởi mở như đất tiếp nhận những cơn mưa tươi mát của mùa xuân. Bài giảng có thể chỉ là điều kiện để cho cây hiểu biết và thương yêu của chúng ta được đơm hoa kết trái.

Vì sự kính pháp và tôn trọng người đang nói pháp, chúng ta nên ngồi nghiêm trang trên ghế hoặc trên bồ đoàn mà không nằm hoặc ngồi ngửa nghiêng. Nếu trong khi nghe pháp thoại thấy mỏi, chúng ta có thể thay đổi tư thế trong chánh niệm, thực tập thở sâu, nhẹ nhàng xoa bóp trong một hai phút để đưa nguồn không khí mới lên não và đến những bộ phận mệt mỏi của cơ thể.

Không được nói chuyện hoặc làm ồn trong khi nghe pháp thoại. Không được bỏ ra giữa buổi pháp thoại, nếu rất cần đi thì phải tránh làm động tâm người khác tới mức tối đa.

Trích từ “Gieo trồng hạnh phúc”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm