“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”
Công đức đầu tiên của nghe pháp là nghe được điều chưa từng nghe. “Tu không học là tu mù” nên cần có pháp học để hỗ trợ cho pháp hành. Trong đạo Phật, mọi người đều phải học pháp, học liên tục, học trọn đời, học cho đến khi nào đạt đến bậc “vô học” mới thôi.
Thời Thế Tôn, nhiệm vụ trọng yếu của một Tỳ-kheo là tu học, khất thực, nghe pháp và thuyết pháp.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe pháp từ kim khẩu của Thế Tôn, nghe pháp từ chư vị Trưởng lão trong các hội chúng. Sau đó các Tỳ-kheo thường tụng đọc lại nội dung pháp thoại đã được nghe cho đến khi thuộc lòng.
Không chỉ các Tỳ-kheo, hàng Phật tử tại gia cũng luôn được Thế Tôn khuyến khích siêng năng nghe pháp. Các Phật tử có thể đến tinh xá vào buổi chiều để nghe Thế Tôn hoặc các vị Trưởng lão thuyết pháp. Mỗi sáng, sau khi dâng cúng thực phẩm, các Phật tử được nghe lời chúc phúc hay một pháp thoại ngắn từ các Tỳ-kheo đang trì bình khất thực.
Nhìn chung, hoạt động nghe pháp và thuyết pháp liên tục được diễn ra trong bốn chúng đệ tử Phật. Mỗi Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ đều tham gia nghe pháp và thuyết pháp. Quan trọng nhất là nghe pháp: Nghe để hiểu giáo pháp (văn), hiểu rồi thì suy ngẫm cho thấu triệt giáo pháp (tư), cuối cùng là ứng dụng giáo pháp vào trong đời sống tu tập chuyển hóa hàng ngày (tu). Vì thế, tùy thời nghe pháp luôn được tán thán và khích lệ.
“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Tùy thời nghe pháp có năm công đức. Tùy thời lãnh thọ chẳng mất thứ lớp. Thế nào là năm? Điều chưa từng nghe sẽ được nghe; điều đã được nghe, đọc tụng lần nữa; cái thấy không bị tà, lệch; không có hồ nghi; liền hiểu nghĩa thậm thâm.
Tùy thời nghe pháp có năm công đức. Thế nên các Tỳ-kheo nên tìm phương tiện tùy thời nghe pháp. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thính pháp,VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.385)
Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!
Lời bàn:
“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”. Công đức đầu tiên của nghe pháp là nghe được điều chưa từng nghe. “Tu không học là tu mù” nên cần có pháp học để hỗ trợ cho pháp hành. Trong đạo Phật, mọi người đều phải học pháp, học liên tục, học trọn đời, học cho đến khi nào đạt đến bậc “vô học” mới thôi.
Cũng không nên ỷ lại, đã nghe pháp thoại ấy rồi nên không cần nghe nữa. Chúng ta không phải thần đồng hay thông thái, nghe xong pháp thoại liền nhớ, mà cần nghe đi nghe lại nhiều lần. Người học Phật cần nghe pháp cho đến khi “thâm nhập kinh tạng”, khiến cho giáo pháp trở thành máu thịt, làm một với mình.
Quan trọng nhất là nhờ nghe pháp mà thành tựu “cái thấy không bị tà, lệch”. Thời Thế Tôn, có một số vị nghe pháp loáng thoáng nên thuyết pháp và tu học theo chủ kiến của mình, không đúng với giáo pháp. Những vị này đã bị Thế Tôn khiển trách rất nặng nề. Và ngày nay, có không ít người là đệ tử Phật nhưng vì ít học hoặc có học mà chưa thấu đáo nên không nhận thức đúng về giáo pháp. Cái thấy, nhận thức về giáo pháp mà bị tà lệch thì chắc chắn không thể nào thực hành đúng lời Phật dạy.
Khi đã thấu triệt về giáo pháp rồi, “con đã thấy con đường đi” rồi thì chắc chắn không còn chút nghi ngờ, lung lạc. Người tin Phật mà chưa hiểu hoặc không hiểu giáo pháp thì dễ dàng bị thối thất trên đường đạo. Nhờ hiểu đúng và sâu sắc giáo pháp nên chắc chắn tin tưởng, tuyệt không chút nghi ngờ.
Pháp của Thế Tôn nói ra từ sự chứng ngộ của Ngài, nên không phải pháp nào nghe qua cũng hiểu rõ. Nên pháp học cần kết hợp với pháp hành, hành xong mới hiểu được sự thậm thâm vi diệu của giáo pháp.
Ngày nay, tuy hoạt động thuyết pháp và nghe pháp vẫn được duy trì trong nội dung tu học của bốn chúng đệ tử Phật nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta chưa thực sự hưởng được trọn vẹn năm công đức này. Đây cũng là điều đáng suy ngẫm của những người làm công tác hoằng pháp cũng như tất cả các đệ tử Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Có 4 loại tuổi trẻ không nên khinh thường, miệt thị?
Lời Phật dạy 10:00 10/12/2024Phải tin tưởng vào sức trẻ, dìu dắt và nâng đỡ đồng thời giao phó trách nhiệm cho lớp trẻ chính là thực hiện di huấn của Thế Tôn. Thế nên, chúng ta không nên xem thường hay nghi ngờ thế hệ trẻ, một khi họ có đầy đủ những tố chất của sự trưởng thành.
Không ôm lòng hận lâu
Lời Phật dạy 08:37 10/12/2024Sống chung trong Tăng đoàn, thi thoảng những người xuất gia vẫn có chút bất đồng, hiểu lầm, cãi cọ. Đây là chuyện bình thường của người sơ cơ, tập tu, phiền não vẫn còn.
Không nên sống quá lâu ở một nơi
Lời Phật dạy 06:00 05/12/2024Một trong những đặc điểm của đời sống chư Tăng là du hành. Không nhà cửa, tài sản, vợ con đã đành, lại không sống lâu ở một nơi nhằm buông xả, tránh dính mắc, luyến ái với mọi thứ.
Niệm giới
Lời Phật dạy 19:04 04/12/2024Niệm giới là pháp tu căn bản nhất, quan trọng nhất không thể thiếu đối với bất cứ người con Phật nào, tu bất cứ pháp môn nào. Giới luật của nhà Phật được thiết định riêng cho người xuất gia, người tại gia, và giới Bồ-tát thông cả xuất gia cùng tại gia.
Xem thêm