Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/06/2024, 16:51 PM

Nghe Phật trong thiền định

Đức Phật vào thiền không nói ngôn ngữ, nhưng Ngài nói bằng tâm thì Phật còn trên cuộc đời hay Phật Niết-bàn, Phật vẫn thuyết pháp. Ai có đắc thiền đắc định, người đó vẫn thấy Phật và nghe được Phật thuyết pháp.

Kinh Pháp hoa nói rõ việc này rằng người có thiền định sẽ thấy thân Ta, nghe Ta thuyết pháp, tăng trưởng Phật huệ.

Nhưng Phật Niết-bàn, làm sao thấy Phật. Phật mới mở cánh cửa cho chúng ta thấy là phải đắc thiền đắc định, tức phải thấy Phật trong thiền định và nghe Phật trong thiền định. Đó là cốt lõi quan trọng của người tu mà điển hình là ngài Trí Giả đã thực hiện được ý này của Phật, nên ngài thấy hội Linh Sơn của Phật Thích Ca chưa tan, pháp hội này vẫn hiện hữu ngời sáng và Ngài cũng nghe được pháp âm vi diệu của Phật vang lên.

Phật nói rằng người nghe pháp Phật trong thiền định và trở lại cuộc đời thì ai gần người này, tâm cũng được an. Riêng tôi, trên bước đường tu, tới người mà tôi thấy an thì tôi gần gũi, không an, tôi đi, vì không có tâm giao không thể hiểu nhau, không chia sẻ được với nhau. Ví như thanh đồng gắn với thanh đồng mới có điện, còn bị cách ly bằng cao su, điện không thể truyền qua được. Hai người không truyền thông nhau qua tâm được thì mình nói mình nghe, họ nói họ nghe là phiền não nổi dậy, như vậy sai rồi. Điều này gợi nhắc chúng ta rằng tới người mà mình thấy an thì nên thân cận, cúng dường, tu học. Nói cách khác, là định của ta và định của thầy tương thông với nhau khiến chúng ta tiếp nhận được định lực của thầy nên tiến tu dễ dàng.

Phật nói rằng người nghe pháp Phật trong thiền định và trở lại cuộc đời thì ai gần người này, tâm cũng được an.

Phật nói rằng người nghe pháp Phật trong thiền định và trở lại cuộc đời thì ai gần người này, tâm cũng được an.

Cũng vậy, khi tâm định của Phật rọi sáng vào tâm định của Kiều Trần Như khiến Kiều Trần Như hiểu sáng ra là hiểu trong thiền định.

Ngài Thiên Thai nói rằng khi A Nan kiết tập kinh điển lần thứ nhất là kiết tập văn tự ngữ ngôn nghĩa là kinh văn để lại cho chúng ta bằng văn tự thì có người đọc văn tự hiểu, có người đọc không hiểu. Người nghe thuyết pháp cũng có người hiểu, người không hiểu.

Hạng Thanh văn tăng thượng mạn nghe ngôn ngữ nhưng không nghe được pháp âm, vì không có niềm tin, không có căn lành, không có con mắt huệ là họ nghe mà không nghe, nên chỉ một thời gian họ chán, bỏ đạo, ngay từ thời Phật tại thế đã có việc như vậy, nói chi sau Phật diệt độ. Sau Phật diệt độ, người chưa vào định chưa vào thiền thì còn cách Phật xa là chỉ nghe ngôn ngữ, chưa nghe pháp ngữ.

Nghe rồi giải thích là nghĩa thông thường của con người, không phải của người giải thoát. Cho nên Thanh văn nghe pháp phải thực tập miên mật mới có kết quả, không phải dừng lại ở hiểu biết chữ nghĩa.

Qua bước thứ hai là không nghe mà nghe. Thí dụ nghe thuyết pháp, hoặc đọc một câu kinh, một bài kệ của kinh mà thấm tận tim óc mới là nghe. Và còn tiếp tục suy nghĩ, chứng được lời Phật dạy càng khó hơn.

Phật dạy muốn giải thoát, đầu tiên phải quán tưởng Không, vô tác và vô nguyện. Chỉ quán ba pháp này thôi mà nghe được bằng tâm, tức suy nghĩ ba pháp này đi vào thiền định. Suy nghĩ để chứng được pháp Không mà kinh Lăng nghiêm gọi là Không sanh đại giác trung. Phật chứng pháp Không này và muốn truyền cho chúng ta.

Người tu không nhập Không môn là còn kẹt việc thế gian, làm sao có đạo. Nhập Không môn thì tất cả mọi việc của cuộc đời đối với ta là không, kể cả mọi việc tu hành cũng không. Tổng hợp hai cái Không này thành cái Không lớn mà Đức Phật chứng đắc. Không này gọi là tánh Không, không có hơn thua phải trái, cũng không có quá trình gian khổ tu tập. Phật thành Phật, hai điều này biến mất thì trở về nguyên thể sự vật là cái gốc mà Ngài chứng được. Kinh Lăng nghiêm nói lý này rằng tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc, thanh tịnh bản nhiên, châu biến Pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng.

Từ sở chứng của Phật là chơn không, hay tánh Không sanh ra bát công đức, nghĩa là Phật sử dụng đạo lực chứng ngộ làm cho trời người an vui hạnh phúc. Tác dụng của pháp tu này rất quan trọng là chỗ chứng cao nhất của Phật mà chúng ta chưa vói tới.

Nhiều khi chúng ta tưởng mình hiểu rồi, chứng rồi, nhưng không phải đơn giản vậy. Đối với tôi, thực tập pháp này, tôi thấy phải từ bên ngoài đi vào trong. Thật vậy, đầu tiên chưa nhập Không môn, chưa tới tánh Không, chưa sanh bát công đức phải trở lại con người thực của chúng ta, tức quan sát con người chúng ta và quan sát tất cả mọi người xung quanh. Ta quan sát thấy con người mình trước nghĩa là thấy điểm ưu của mình để phát huy và thấy điểm khuyết để khắc phục. Không làm như vậy là tu giậm chân tại chỗ.

 (Bài giảng tại chùa Huê Nghiêm)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm