Nghệ thuật tạo tác tượng Thập Diêm La Vương
Tượng Thập Diêm La Vương tại Chùa Trùng Khánh - Trung Quốc được tạo dựng theo mô tả từ các sách trong lịch sử, Tượng Thập Diêm La Vương nhỏ hơn người thật với những phong thái khác nhau.
Chùa Trùng Khánh - Nơi lưu giữ tôn tượng Thập Diêm La Vương
Chùa Trùng Khánh nằm trên sườn núi Tử Vân, cách huyện Trường Tử, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía đông nam, được bao bọc bởi các dãy núi ở phía đông, tây và bắc, quy mô nhỏ, tọa lạc từ bắc xuống nam, được bao quanh bởi những cây thông xanh và bách trước chùa và đỉnh ở phía sau chùa.
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1016 sau Công nguyên và đã được sửa chữa nhiều lần trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Hệ thống tượng Thập Diêm La Vương tại Chùa Trùng Khánh - Trung Quốc được tạo dựng theo mô tả từ các sách trong lịch sử, Tượng Thập Diêm La Vương nhỏ hơn người thật với những phong thái khác nhau.
Phật giáo có tin có Diêm vương hay không?
Chính điện của chùa được xây dựng vào năm 1016 SCN, cấu trúc ban đầu vẫn được giữ nguyên, các bức tượng trong chùa cũng được đúc cùng thời gian. Chánh điện rộng ba gian, sâu ba gian, sáu gian nhà vì kèo, mái đình một đao, chín chỏm, mặt bằng hình vuông.
Có cực lạc, địa ngục hay không?
Tôn tượng Thập Diêm La Vương chùa Sùng Khánh
Thập Diêm La Vương cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống. Theo kho tàng văn hóa dân gian: Thập Điện Diêm Vương do 10 vua cai quản cõi âm, nơi sẽ trừng phạt kẻ có tội. Trong điện có gương Nghiệt kính đài. Tất cả những hành vi của người chết lúc còn tại thế sẽ hiện ra trong gương. Chiếu theo bản án của Diêm Vương ghi chép, linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục. Tổng cộng có 8 cửa ngục lớn, và 128 cửa ngục nhỏ. Mỗi cửa ngục lại có kiểu trừng phạt riêng: mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt tay, chặt chân, cưa người,...Kiểu nào cũng đáng sợ và đau khổ ghê gớm. Ngoài ra Diêm Vương còn có Bổ kinh Sở để phạt các sư sãi tụng kinh không đủ, phải vào đó tụng bù.
Điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh Bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người.
Tượng Thập Diêm La Vương thường được bố trí trong chùa, thường được xếp thành hai hàng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng
Ảnh 16:00 14/11/2024Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự
Ảnh 15:40 14/11/2024Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.
Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây
Ảnh 12:40 10/11/2024Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.
Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn (An Giang)
Ảnh 08:30 08/11/2024Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.
Xem thêm