Nghi thức Lễ Hằng thuận (P.3)
Nhẫn, có nghĩa là nhường nhịn. Muốn trong nhà vui vẻ đầm ấm hạnh phúc, trước phải biết nhường nhịn lẫn nhau, không nên hơn thua, lời qua tiếng lại. Chiếc nhẫn lại được đeo vào ngón tay, để hai cháu dễ nhìn dễ thấy, để tự nhắc mình về sự nhẫn nhịn.
Điển lễ: Xin mời Tân lang, Tân nương và hai họ đứng dậy.


Sau khi dâu rể đeo nhẫn, chủ lễ bảo:
Hai cháu hãy lạy Phật ba lạy và quỳ xuống phát nguyện kết nghĩa vợ chồng (học thuộc lòng hoặc cầm giấy đọc):
1. Tân lang phát nguyện:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Trong giờ phút thiêng liêng này, dưới sự chứng minh của Tam bảo và sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên, con tên là……........, pháp danh ……. xin xác nhận em .........., pháp danh………, …tuổi là vợ của con. Con xin phát nguyện trọn lòng chung thủy với vợ, giữ gìn năm giới, làm người Phật tử chân chính, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật. o
2. Tân nương phát nguyện:
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.

KỆ CHÚC PHÚC:
PHỤC NGUYỆN
Nam Mô A Di Đà Phật o
Phục nguyện:
Đèn thiền na tỏ rạng,
Chuông cảnh tỉnh reo vang.
Ánh từ quang che khắp nhơn gian,
Cả trăm họ đượm nhuần Phật hóa.
Khuyên đại chúng ráng tu cho khá,
Đem Tam thừa phổ hóa chúng sanh,
Nhắc Đàn na mỗi việc làm lành,
Tu Thập thiện hòa bình xã hội. o
thiết Lễ Hằng thuận, có bao công đức,
Hồi hướng phương Tây, trang nghiêm cõi Tịnh
Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu ba đường khổ. o
Duy nguyện:
Cầu an chư Phật tử:
Tân lang: , pháp danh: , tuổi,
Tân nương: , pháp danh: , tuổi.
Và tất cả chúng sanh
Phước huệ song tu, thân tâm an lạc,
Thường được kiết tường, xa lìa khổ ách,
Tinh tấn tu hành, sớm thành đạo quả. o
Thứ nguyện:
Cầu siêu cửu huyền thất tổ,
Nội ngoại hai bên,
Chiến sĩ trận vong,
Đồng bào tử nạn,
Nương nhờ Tam bảo,
Bước đến đạo tràng,
Nghe kinh nghe kệ,
Sớm thoát đường mê,
Sanh về Cực Lạc. o
Phổ nguyện:
Thế giới hòa bình,
Chúng sanh an lạc,
Mưa gió thuận hòa,
Mùa màng thịnh vượng.
Cả trăm họ cải tà quy chánh,
Suốt bốn loài nhập thánh siêu phàm,
Bao nhiêu phước thiện đều làm,
Pháp giới chúng sanh, đồng thành Phật đạo
Nam Mô A Di Đà Phật o o o
BA TỰ QUY Y
Con về nương Phật,
Nên nguyện chúng sanh,
Tỏ ngộ đạo lớn,
Phát tâm vô thượng. o (1 lạy)
Con về nương Pháp,
Nên nguyện chúng sanh,
Thấm nhuần tạng kinh,
Trí huệ như biển. o (1 lạy)
Con về nương Tăng,
Nên nguyện chúng sanh,
Hòa hợp đại chúng,
Tất cả vô ngại. o o o (1 lạy)
Thượng tọa Thích Chơn Không
(Còn nữa…)
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
-
Ban HDPT T.Ư thông báo, hướng dẫn việc tổ chức lễ hằng thuận tại các chùa
-
Lễ hằng thuận - Nét văn hóa đặc thù trong lễ cưới của người con Phật
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Sách Phật giáo
Sáng ngày 17/1/2021 tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (HĐCM) đã triển khai phiên họp thông qua Quy chế hoạt động của HĐCM trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022).

Thiện hữu thiện báo: Tu thân và giúp người để báo ân
Sách Phật giáo
Lâm Thừa Mỹ người Phúc Kiến, từ nhỏ đã sớm mồ côi cha, mẹ ông phải hết sức gian khổ mới nuôi dưỡng dạy dỗ ông được nên người. Ngờ đâu, đến lúc ông công thành danh toại thì mẹ hiền cũng sớm lìa trần, khiến ông không khỏi buồn đau thương tiếc.

Niệm Phật trong giấc mộng
Sách Phật giáo
Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Ban Thông tin truyền thông TƯ GHPGVN tổng kết công tác Phật sự năm 2020
Sách Phật giáo
Chiều ngày 17/01/2021 (nhằm ngày 05/12 năm Canh Tý), tại Văn phòng 2 TƯ (Thiền Viện Quảng Đức số 294, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM), đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
