Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/08/2020, 08:29 AM

Nghi thức Thỉnh Phật, Thờ Phật, Cúng Phật

Nghi thức Thỉnh Phật, Thờ Phật, Cúng Phật đã có từ xa xưa. Từ thuở khai thiên lập địa, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, ngưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo tấm gương sáng của thế hệ đi trước. Lòng tri ân là một đức tính quý báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được.

Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, và Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thỉnh, thờ (lạy) và cúng Phật.

Đức Phật là người đã dày công tu luyện đắc thành Đạo. Ngài đã dùng phước đức và trí tuệ của mình dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi bể khổ nhân gian. Ngài là một người siêu phàm xuất chúng, tấm lòng từ bi vô lượng, luôn có những lời dạy quý báu, những hành động sáng suốt. Chính vì vậy, Đức Phật luôn là bậc đáng tôn thờ.

Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh. Là để chúng ta luôn hướng đến chân, thiện, mỹ của Ngài và noi theo.

Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh.

Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh.

Chưa lập bàn thờ Phật, có được tụng kinh, trì chú không?

Nghi thức Thỉnh Phật

Thờ Phật là để luôn một tâm hướng về thiện lành, luôn làm theo những lời Phật dạy. Thờ Phật để luôn được ngọn đèn trí tuệ của Ngài soi sáng tâm thức, lòng phát sáng lòng từ bi, hướng thiện, giúp người. Chứ không phải thờ Phật để mưu cầu ban phước, trừ họa, mua may bán đắt. Không được có ý nghĩ thờ Phật để dựa vào sức mạnh của Ngài chở che để làm việc bất chính.

Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam Thế Phật, phải sắp đặc chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên treo ngay thẳng. Không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé. Còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc. Không nên để trùng trên, cấp dưới.

Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà lầu thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình hoa, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều chăm sóc lau quét sạch sẽ.

Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị.

Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị.

Những điều cần lưu ý khi thờ Phật tại nhà

Lần đầu tiên thỉnh Tượng Phật tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình. Chỉ nên làm một cách đơn giản. Nhưng không kém vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc điểm ấy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ. Ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh.

Nếu như trong nhà thờ tượng Phật lâu năm mà bị hư hỏng thì mua tượng mới về thay. Và khi mua tượng mới phải làm lễ nhập Phật cho bức tượng. Nhưng tượng cũ phải đưa vào chùa chờ dịp nhập tháp.

Nghi thức Lạy Phật

Lạy Phật là biểu hiện tấm lòng thành kính, sự ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng. Cử chỉ cúi lạy Đức Phật là hoàn toàn tin cậy đối với Ngài. Luôn một lòng hướng thiện, từ bi, làm theo những lời dạy quý báu của Ngài.

Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật. Cúi lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ. Rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng. Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực. Mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài. Tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiêng chuông và lạy Phật ba lạy.

Trước khi lạy Phật, người phải sạch sẽ, y phục trang nghiêm.

Trước khi lạy Phật, người phải sạch sẽ, y phục trang nghiêm.

Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia

Nghi thức Cúng Phật

Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật. Cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng như sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật. Hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.

Cúng dường Phật bảo: chúng ta nên cúng dường Phật để hình dung như Ngài còn tại thế. Nhưng nếu chúng ta, mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ thức ăn uống. Nào yến tiệc cỗ bàn linh đình thì thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng Phật. Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Cúng dường Pháp bảo: Pháp bảo là các Pháp của Phật đã giảng dạy. Để cho chúng sinh y theo đó mà tu hành. Muốn cúng dường Pháp bảo, trước hết chúng ta phải học Kinh, Luật, Luận và nghiên cứu giáo lý để nhận định thế nào là Pháp bảo, là chánh giáo.

Cúng dường Tăng bảo: Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật. Tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta. Lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến? Chúng ta không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị Tăng nào có đủ giới đức chúng ta cũng sẵn sàng cung phụng cả, như thế gọi là cúng dường Tăng bảo.

>Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm