Nghiệp ảnh hưởng đến cái ta muốn
Một người có nghiệp lành sẽ muốn những điều khiến đời họ được bình yên. Còn một người có nghiệp dữ thì nghiệp cứ thúc đẩy họ khởi lên những cái muốn bậy bạ, đưa cuộc đời vào ngõ cụt bế tắc thảm thương.
Có hai người bạn học sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học đã lựa chọn hai hướng đi khác nhau. Một người muốn đi vào khu đào vàng ở trong rừng vì nghe nói rằng ai may mắn đãi được vàng sẽ giàu lên nhanh chóng. Thế là anh khăn gói bỏ vào rừng, sống những tháng ngày vô cùng cơ cực khi phải chiến đấu với bệnh sốt rét, vắt, muỗi và cả những tay anh chị. Cuối cùng, sau trận tranh cãi với đám đầu gấu anh đã bị chúng sát hại, bỏ xác giữa núi rừng heo hút. Còn một người thì muốn dạy học nên đã ghi tên vào trường sư phạm, sau này ra trường đi làm thầy giáo, sống một đời yên lành.
Như vậy chúng ta thấy rằng cái muốn cũng do nghiệp tác động. Một người có nghiệp lành sẽ muốn những điều khiến đời họ được bình yên. Còn một người có nghiệp dữ thì nghiệp cứ thúc đẩy họ khởi lên những cái muốn bậy bạ, đưa cuộc đời vào ngõ cụt bế tắc thảm thương.
Tại sao chúng ta nên ngừng tạo nghiệp?
Chúng ta đã phân tích một số yếu tố đưa đến cái muốn: do nhu cầu cơ thể, do sở thích, do tính tình, khuynh hướng, do khả năng phán đoán và cuối cùng là do nghiệp chi phối. Vậy để khởi lên một ý muốn không hề đơn giản, cái muốn đó cũng không ai giống ai cả, và chỉ khi có ý muốn thì mới có tạo nghiệp.
Biết điều này rồi, chúng ta hãy luôn luôn chuẩn bị cho mình những điều kiện tốt, để hễ ta muốn gì thì đó chỉ là những ý muốn tốt đẹp, khiến ta tạo nên những nghiệp tốt đẹp và sẽ được quả báo tốt đẹp như ý. Điều kiện tốt ấy chính là sự huân tập đạo lý thuần thục. Chúng ta phải làm sao để mỗi ngày đạo lý thấm sâu vào lòng mình thêm một chút.
Để từ đây về sau hễ gặp người nghèo là mình muốn giúp đỡ, nếu có ai dùng guốc cao gót là giậm vào chân, mình cũng 'nghiến răng trợn mắt' mà mỉm cười xin lỗi trước: “Xin lỗi vì tôi đã chìa chân ra cho bạn giẫm, cảm ơn bạn đã giẫm một cái cho tôi học được hạnh nhẫn nhục”, ví dụ vậy. Nghĩa là vì huấn tập đạo lý nên chúng ta muốn điều gì cũng đều là điều tốt.
Và chúng ta cũng tập cho mình có khả năng phán đoán chính xác, tăng trí tuệ lên, tạo nhiều nghiệp lành để thiện nghiệp đó dẫn dắt ta muốn những điều chính đáng, chứ đừng để ác nghiệp khiến mình muốn toàn điều xằng bậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm