Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 25/07/2022, 06:57 AM

Tạo nghiệp từ trong suy nghĩ

Tâm niệm là nhân của hành động. Chúng ta thấy chuỗi nhân quả như thế này, ý nghĩ là nhân, hành động là quả. Rồi hành động lại trở thành nhân, sau này trở thành quả báo khổ vui. Nó lại trở thành quả một lần nữa. Cho nên nó phải qua 3 giai đoạn như vậy mới trở thành quả báo thật sự.

"Ý nghĩ => hành động => Quả báo"

Bởi vì tâm niệm là nhân của hành động. Chúng ta thấy chuỗi nhân quả như thế này, ý nghĩ là nhân, hành động là quả. Rồi hành động lại trở thành nhân, sau này trở thành quả báo khổ vui. Nó lại trở thành quả một lần nữa. Cho nên nó phải qua 3 giai đoạn như vậy mới trở thành quả báo thật sự.

Ví dụ như mình thấy một người giàu là do trước đó họ có làm điều phúc. Mà trước khi họ làm điều phúc thì họ đã có ý nghĩ về điều thiện.

Khi tâm chúng ta nghĩ điều ác, mặc dù chúng ta chưa làm, thì thế nào cũng có ngày làm. Mà có khi vài trăm năm nữa mới làm. Ví dụ, như khi chúng ta đi trên đường, có một thằng bé mới tập lái xe, cũng hơi phách lối, chạy ẩu và ép xe mình vào trong lề, khiến mình lảo đảo suýt té. Rồi thằng bé chạy mất, và mình giận trong bụng và nói thế này: “nếu mình chặn đầu lại được mình sẽ tát cho nó một trận và thụi vào bụng nói vài thoi”. Trong đầu mình khởi nghĩ điều đó. Nhưng mình nghĩ vậy thôi, chứ mình chưa làm được vì thằng bé rú ga chạy mất tiêu rồi. Mình chỉ biết đứng đó hậm hực và nghĩ ngợi thôi, nhưng rồi sẽ có ngày làm.

Hãy hoàn thiện con đường tiến hoá của mình bằng những ý niệm thiện

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Năm kiếp sau, bất ngờ gặp lại thằng nhỏ, thì chuyện không đáng gì, ví dụ như thằng nhỏ vô tình giẫm lên chân mình, thì một cái sân nổi lên kỳ lạ. Rồi bỗng nhiên mình nổi nóng, túm cổ và đánh thằng nhỏ một trận. Sau khi đánh thằng nhỏ xong, mình cũng ngẩn ngơ, tự hỏi tại sao mình phản ứng quá mạnh. Trước đây mình đâu phải con người hung dữ như vậy, mà tại sao chỉ vì nó giẫm lên chân mình mà mình đánh thằng nhỏ nặng như vậy? Đâu biết rằng 5 kiếp trước mình đã có lần muốn đánh thằng nhỏ một trận tơi bời. Cho nên chúng ta thấy, khi một ý nghĩ ác khởi lên rồi thì sẽ có ngày chúng ta thực hiện. Rồi quả báo sẽ xảy ra. Làm sao để xóa ý nghĩ xấu? Vì nếu không xóa thì sẽ có ngày mình sẽ làm. Nếu công an không bắt được mình thì luật nhân quả cũng sẽ xử mình.

Khi mình có những ý nghĩ bậy thì mình phải xóa ngay.

Trường hợp 1: Khi vừa có ý nghĩ sai và mình biết liền đó là sai. Ví dụ như mình khởi ý nghĩ muốn đánh thằng bé thì chiều về mình biết là sai và phải sám hối với Phật liền: “Con xin xóa bỏ ý nghĩ sẽ đánh thằng bé và con xin hứa sẽ không thực hiện điều đó nữa. Con chỉ mong thằng bé trở thành người tốt, đàng hoàng, không chạy lạng lách như thế”. Thế là xóa mất liền và 5 kiếp sau gặp lại thằng bé đó. Thằng bé đó cũng giẫm vô chân mình, nhưng mình không nóng giận mà vỗ vai dặn thằng bé đó: “Cháu cẩn thận nhé, cháu đi và nhớ rằng đừng giẫm chân ai. Cháu là con ai? Đi chùa với bác nha”. Tại sao mình có thể kiên nhẫn dạy bảo đứa bé? Bởi vì 5 kiếp trước mình đã có cầu với Phật, thì tự nhiên 5 kiếp sau nó đứng nghe và nó thương mình.

Trường hợp 2: Cả cuộc đời chúng ta, đã quá nhiều lần nghĩ chuyện ác. Thì giờ chúng ta cũng phải sám hối với Phật: “Đã có nhiều lần trong đời, con khởi ác tâm với người, đã có nhiều lần, con muốn hại người, đánh người, hạ nhục người. Nhưng do nhiều quá và con không còn nhớ nữa. Con e sợ điều đó sẽ xảy ra trong một kiếp nào khác. Con không muốn điều đó xảy ra. Và con không muốn điều đó xảy ra, con xin Phật cho con sám hối hết những ý nghĩ ác tâm từ trước dù con còn nhớ hay con không còn nhớ.

Dù ý nghĩ đó là thoáng qua hay kéo dài, xin cho con kết duyên lành với tất cả chúng sinh mà con đã khởi ác tâm. Xin cho con gặp lại những chúng sinh đó và đưa người đó về với Phật đạo”. Mỗi ngày chúng ta sám hối như thế chừng 3- 5 tháng liên tiếp thôi chứ không cần suốt đời. Thì trong đời sống đã qua, có bao nhiêu lần chúng ta khởi ác tâm sẽ xóa sạch hết luôn. Sau này mình gặp lại những người mà mình đã giận thì mình sẽ không còn giận nữa, mà mình sẽ rủ người ta đi chùa, đưa người ta một quyển kinh hay băng giảng cho người ta nghe.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm