Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/11/2020, 15:05 PM

Nghiệp không phải là sự trừng phạt

Đôi khi gặp điều không may, người ta thấy cần đổ lỗi lên một thế lực siêu nhiên hoặc cho cả thế giới. Thay vì đổ lỗi, chúng ta nên hiểu rằng bất hạnh xảy đến là do nghiệp lực và sự bất cẩn của chính mình.

Với cách hiểu này, thay vì đổ lỗi tất cả những điều không may mắn và bất hạnh cho ai hoặc cho điều gì đó, chúng ta cần làm nhiều việc thiện và cẩn trọng với mọi suy nghĩ, lời nói, hành động, để bảo đảm những điều đau buồn sẽ không còn tái diễn.

Chẳng hạn, mỗi khi xảy ra đại dịch, thiên tai, hay gặp phải tai ương chẳng lành, khổ đau xảy đến, chúng ta thường quen đổ lỗi cho người khác và than rằng: “Ôi, Phật đang trừng phạt chúng ta!”

Sự thật là chúng ta không thể đổ lỗi cho Đức Phật. Chúng ta cần hiểu rằng đó là do ác nghiệp và sự vô tâm của chính chúng ta. Nhờ trí tuệ hiểu biết này, thay vì đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh bên ngoài về những bất hạnh của mình, chúng ta cần nỗ lực thực hành thiện hạnh, chính niệm tỉnh giác trong mọi suy nghĩ và hành động để khổ đau bất hạnh không tái diễn trong tương lai.

Những trải nghiệm trong cuộc sống chính là những bài pháp giúp ta tỉnh thức.

Những trải nghiệm trong cuộc sống chính là những bài pháp giúp ta tỉnh thức.

Cộng nghiệp có thể tịnh hoá nương sức cầu nguyện của cả cộng đồng

Một số người có thể hỏi: “Vậy những trận thiên tai, nạn dịch thì sao? Chúng ta không mong chúng xảy ra. Chúng ta cũng không thể kiểm soát ngăn chặn thiên tai, dịch bệnh. Con người không tạo ra chúng”.

Trên thực tế, thiên tai, dịch bệnh xảy đến là do cộng nghiệp của chúng ta. Đó là hậu quả xấu do chúng ta đã cùng nhau tích lũy những nghiệp nhân bất thiện. Cộng nghiệp là kết quả của những hành động hay những quyết định chung do một nhóm người hoặc nhóm chúng sinh cùng tạo nên.

Cách hiểu đúng đắn là mọi thứ đều ở trong bạn, thế nên cần phải quay trở lại nội tâm và trưởng dưỡng chính mình. Nếu hiểu rằng hết thảy do tâm tạo thì dù cho hiện tại chưa đạt giải thoát, cũng cảm thấy có thể chủ động được hoàn cảnh của mình. Cho dù chưa đạt được thành tựu trong thực hành, trong một chừng mực nào đó, bạn vẫn có thế cảm thấy mình được giải thoát.

Nghiệp không phải là sự trừng phạt

Nghiệp không phải là sự trừng phạt

Báo ứng hiện đời: Cận tử nghiệp đáng sợ

Thực ra, chẳng có gì là tuyệt đối ở đây cả, chúng ta đang sống trong một thế giới tương đối, trong thế giới đó mọi sự vật hiện tượng đều là tương đối. Mọi thứ trên thế gian này là vô thường bởi vì mọi sự đều đến rồi lại đi như những con sóng vỗ ngoài biển khơi. Bạn cần nhận thức được quy luật này thay vì lo sợ khi đối mặt với dịch bệnh. Không cần thiết phải lo lắng bởi những gì đã xảy ra cũng đã thuộc về quá khứ. Điều duy nhất chúng ta nên làm là hiểu được rằng những trải nghiệm trong cuộc sống chính là những bài pháp giúp ta tỉnh thức.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm