Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/10/2020, 13:53 PM

Điều phục khẩu nghiệp như thế nào?

Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo lý xã hội, khẩu nghiệp là một trong số đó.

Khẩu nghiệp bất thiện: Tu miệng không thành dễ gánh họa sát thân

Quý Phật tử nên hiểu khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra vì vậy cần chú ý tu khẩu để không tạo nghiệp cho bản thân.

Quý Phật tử nên hiểu khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra vì vậy cần chú ý tu khẩu để không tạo nghiệp cho bản thân.

Giới luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Điều phục ở đây nghĩa là điều phục thân tâm, đưa thân tâm vào quỹ đạo thanh tịnh và hướng thượng. Điều phục có hai phần là điều phục tập thể và điều phục cá nhân. Căn bản là tạo sự hòa thuận. 

Xét trong ba nghiệp mà con người tác tạo hàng ngày thì khẩu nghiệp có thể nói là bậc nhất. Tất nhiên, tâm tà khẩu tà, tâm thiện khẩu thiện.

Là một người Phật tử, đã quy y Tam bảo, chắc chắn người ấy đã hiểu về năm điều cấm (ngũ giới) và các quy định khác cũng như thực hành theo lời Phật dạy.

Ông bà xưa răn dạy không sai: “Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt”. Đã là một thói quen thì thật khó bỏ, như nghiện hút thuốc lá vậy. Thật tình mà nói, như tôi bỏ thuốc lá được mấy bữa, chịu không nổi rồi cũng chứng nào tật nấy, còn đốt thuốc “bạo” hơn trước mặc cho cái hình quảng cáo tuyên truyền với lá phổi tanh bành trên bao thuốc lá! Bởi sao? Tôi chưa khắc phục được bản thân mình hay bởi gặp nhiều “chướng duyên” đẩy đưa bấu víu? Mẹ bảo hư người, vợ nói hôi hám, con nhăn mặt tốn tiền! Thật khó. Buổi sáng không có điếu thuốc thì ly cà-phê kém ngon, tập trung trước máy tính mà không có một hơi thuốc lấy đà thì khó mà nhập đề được! Có áp dụng luật như ở Singapore, “phạt” thì mới có thể giảm chứ chưa dứt bỏ. Ngẫm nghĩ, lời Đức Phật dạy: “Tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất”, đúng quá xá, lỗi tại tôi. Biết vậy mà bản thân chẳng sửa chữa, “khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.

Tạo nhân duyên gì để hạt giống nghiệp xấu không trổ quả?

Mình giận mình. Trách chi ngày xưa đua đòi tập tành “làm người lớn với điếu thuốc lá” theo lời chúng bạn. Giận mình non tay trị cái ngã tham lam ái thủ. Bỏ thuốc lá là “chuyện nhỏ”, vấn đề là một Phật tử mà giữ được một trong năm giới cấm theo tôi cũng đã tuyệt vời rồi. Tội cho cái thân này, miệng đòi ăn ngon, thân đòi mặc đẹp mà ý nghĩ cứ bảo điều chỉnh giản dị thanh cao. Tôi như chiếc xe gắn máy chạy xăng pha nước, khập khiễng cà giựt, đau khổ dằn vặt liên miên trong cái cõi u u minh minh! Lăn lộn giữa đời thường kiếm miếng cơm manh áo khó mà giữ được tâm trong sạch, thân vẹn toàn, miệng mồm ăn nói thẳng ngay? Bàn về nghiệp “cái miệng” thì nhiều vấn đề. Thậm chí, nhiều khi nói thật mà thiên hạ cũng chẳng tin mà nói láo thì họ lại tin. Cái miệng làm khổ người đến chết người. Tội nghiệp con chó sủa bậy phải chào Diêm vương khi bị người ta hiểu lầm là nó mang bệnh dại. Khẩu nghiệp!

Ác khẩu là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu)

Ác khẩu là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu)

Nói dối như một tật bẩm sinh của loài người. Xem Discovery mới biết khoa học tâm lý điều tra theo dõi công bố trẻ 4 tuổi tỷ lệ nói dối đã có đến 60%, đến 9 tuổi còn nhiều hơn! Nếu theo phép tịnh tiến thì càng về già thì càng nói dối?

Nói gì thì nói, với tôi, điều phục khẩu nghiệp là điều nên làm ngay tức thì. Đừng để mình rơi vào một trong bốn hạng người đáng tránh: Hay nói lỗi kẻ khác; hay nói chuyện mê tín, tà kiến; miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà); làm ít kể nhiều. Mình nói dối người khác thì mình đã dối mình trước tiên. Kể ra, thực hiện điều phục khẩu nghiệp của chính mình thật gian nan khổ ải y như lấy dây buộc vào cổ mình. Đố ai mua bán mà không đặt vấn đề lỗ lãi, làm một việc nào đó cho người mà không kể công hay nhận về mình phần lợi lộc? Đời tồn tại cũng do sự đối đãi nhau mà thôi!

Trong đó, với tôi, giữ gìn điều luật thứ tư “không nói dối” và cũng là điều phục khẩu nghiệp - chiếm tỷ lệ gần một nửa trong Thập thiện - là khó nhất. Đời người thành bại một phần lớn cũng từ cái miệng mà ra. “Ngọt mật chết ruồi”, nói sao thật hay thật quyến rũ để đem phần lợi về mình được phát huy hết cỡ, làm đúng sai lẫn lộn cũng từ cái miệng mà ra. Thế là vọng ngữ trỗi lên để rồi “bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” (bệnh tật từ miệng mà vào, tai họa từ miệng mà ra) mặc cho tính toán uốn lưỡi bảy lần trước khi nói! “Công vi thủ, tội vi khôi” (công đứng trước mà tội cũng đứng đầu) câu này dành cho cái miệng lưỡi là số một.

Bạn thì sao? Bạn không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc cá độ, bữa cơm chay tịnh…Thân khẩu đã được quản lý bảo vệ chưa? Với người đồng hành bên cạnh cuộc đời, bạn có bao giờ chẳng chút buông lời giận hờn oán trách? Và, có khi nào bạn “ăn không ngon, ngủ không yên” vì một lời châm chọc đay nghiến xỉa xói về bạn từ người khác? Cái chấp trước xuất hiện để xăn tay áo thóa mạ đố kỵ dè bỉu chê bai, vọng ngữ theo lối dẫn của ma Ba-tuần. Đừng nói người Phật tử giận không quá một đêm hay chí ít trong lòng cũng động lên nỗi trắc ẩn vị tha xả bỏ. Chỉ một sát-na thôi cũng biến thành hằng hà sa số hình tướng mặt đỏ tay run. Hãy tập cười đi bạn, dầu sao nó cũng giảm đi phần nào stress và dẫu biết “cười là tiếng khóc khô không lệ” nhưng chỉ mình biết thôi. Im lặng giữa con đường trung đạo mà cũng không thiếu Bi-Trí-Dũng để soi xét chiêm nghiệm lại bản thân mình trong chánh niệm và sự im lặng đó cũng chẳng phải là tự kỷ ám thị hay thụ động bất lực. Nếu ai có hỏi tại sao nghe mắng mà mình vẫn cười, hãy trả lời vì ngày xưa mình ngu nên giờ phải chịu vậy thôi.

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp bởi những lời nói ra có sức tổn thương rất lớn đối với người khác.

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp bởi những lời nói ra có sức tổn thương rất lớn đối với người khác.

Tu ba nghiệp - Hòa thượng Thích Thanh Từ

Sinh hoạt trong một tập thể, một cộng đồng giao hội với nhiều cá tính khác nhau, không thể không đụng chạm và không nói năng trao đổi cùng nhau. Nói như thế nào đây? Ậm ừ cho qua chuyện, nói cho có nói, ba phải lập lờ…Tính cách hành động đó đã làm mất đi cái “chính mình” và thiếu đi tính Dũng, tính Trí thì sự im lặng kia cũng không phải là Từ bi. Sống trong tinh thần Lục hòa cũng thế, đồng tu đồng sự phải khuyên bảo cùng nhau điều hay lẽ phải để cùng tiến bộ và “trong sạch hóa” chính bản thân mình lẫn cộng đồng. Cái “điều phục khẩu nghiệp” của tôi là lựa lời mà nói, nói đúng lúc đúng chỗ, nói đúng người đúng ý, để tránh đi cái nạn “vạ miệng” để rồi sinh chuyện mâu thuẫn cãi vã giận hờn không đáng, cũng không chứng tỏ mình là nhân vật trung tâm, là ngọn đèn trong bóng tối, là hoa hồng trong đám cỏ dại làm gì và cũng chẳng cần “lựa lời mà nói cho đẹp lòng nhau” trong khi nghĩ đến nhau mà bụng không chút chân thật. Khó đấy, mấy ai lại uốn thẳng được tre già?

Phải chăng cùng hô hào khẩu hiệu “Tự thân tu học, tứ chứng đồng tu” để biện hộ che lấp cái chấp ngã của mình để đến một lúc nào đó tỏ ra mình đa văn túc trí có thừa cơ hội mà bung ra trách cứ nhau, không tin nhau? Và, cũng đừng giở giọng triết lý dạy đời ví lời nói của mình như đinh đóng cột, như hình tượng bốn con ngựa kéo thay cho tính trung thực, uy quyền kẻ cả. Hãy nói thật nhẹ nhàng sao cho dễ nghe đi bạn. Thế cần phải tu. Tu là sửa, sửa miết… sửa miết! Ra đời có cái miệng mà không nói thì phí uổng công sinh thành, còn nếu sợ ăn nói vấp thì tiết chế lại, cẩn mật thêm.

Nói cho cùng, tất cả cũng từ cái tâm mà ra. “Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọi sự” (Kinh Pháp cú), “Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh...” (Kinh Niết bàn). Hãy cùng tôi quỳ phục trước vị Bồ-tát trong chính mình, tâm bất thối chuyển, sửa mình theo tinh thần Tam vô lậu học, đừng để dấn sâu vào cõi vô minh “ma dắt lối, quỷ dẫn đường”.

Nếu thực hiện được việc chuyển hóa khẩu nghiệp thì tâm sẽ thanh tịnh hơn, thân cũng không còn vất vả khổ đau hơn. Và, chúng ta hãy cùng đọc và chiêm nghiệm thật sâu sắc thế nào là: “Đời năm trược đầy tội ác con xin vào trước; Nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật; Thì con quyết không an trú Niết-bàn” như khi quỳ gối phát nguyện trước Phật đài trong mỗi lần đọc tụng bài tựa chú Lăng nghiêm để vững lòng đi tới. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm