Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 16/09/2024, 16:00 PM

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ là gì?

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ chủ yếu là lòng tham, lòng tham đọa ngạ quỷ. Rõ ràng nói sáu cõi, nhưng tại vì sao người thế gian thường hay nói người chết rồi thì làm quỷ, khẳng định đến như vậy?

Sau khi chúng ta nghe rồi cũng cảm thấy rất kỳ lạ, thế nhưng tỉ mỉ nghĩ lại cũng vẫn là có đạo lý. Đạo lý gì vậy? Bạn thử nghĩ xem có ai mà không tham?

Tham tài, tham danh, tham sắc, tham ăn, “tài, sắc, danh, thực, thùy” họ đều tham luyến, chỉ cần là tham thì chính là nghiệp nhân của ngạ quỷ.

Do như vậy mà thấy ra, chân thật đại đa số người chết rồi đều làm quỷ, cho nên nói là họ làm quỷ thì cũng không quá đáng, cũng có chút đạo lý. Thế nhưng chúng ta phải nên biết, người chết không nhất định đi làm quỷ, hoàn toàn phụ thuộc vào nghiệp nhân của họ.

Đường súc sanh là ngu si, đường A Tu La là hiếu thắng, tu tất cả thiện pháp mà cống cao ngã mạn chính là đọa vào đường A Tu La. Nghiệp nhân của sáu cõi chúng ta đều rõ ràng, đều tường tận, liền biết được nhân duyên quả báo không hề sót lọt. Chính mình ở sáu cõi hay ở mười pháp giới hoàn toàn là do chính mình làm chủ, không phải người khác làm chủ. Đây là đại học vấn, đây là việc lớn nhất của đời người.

Phật nói với chúng ta, thù thắng nhất là siêu việt sáu cõi, siêu việt mười pháp giới. Ngoài sáu cõi ra còn có A La Hán, còn có Bích Chi Phật, có Bồ Tát, có Phật, tại vì sao chúng ta không đi làm Bồ Tát, đi làm Phật? Đó mới là người chân thật thông minh, người chân thật có trí tuệ.

Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta giảng bộ kinh này, mục đích chính là bảo chúng ta siêu việt sáu cõi luân hồi đi làm Phật. Không gian đời sống của Phật thì lớn, tận hư không, khắp pháp giới là không gian đời sống của Ngài, không như không gian của sáu cõi nhỏ, chu vi này hẹp nhưng rất khó siêu vượt.

Làm sao để hóa giải nghiệp nhân xấu?

00

Nếu chúng ta không muốn đọa địa ngục thì phải tu tâm từ bi, tâm yêu thương. Tâm yêu thương tu bằng cách nào? Mỗi người ở thế gian này đều có vật mà trong lòng bạn yêu thương, bạn thử nghĩ xem, ngay trong một đời này, việc gì là khiến cho bạn yêu thương nhất? Bạn đem lòng yêu thương này mở rộng yêu thương tất cả chúng sanh, đây chính là đại từ đại bi. Đem tâm yêu thương này mở rộng thì sân hận liền tiêu trừ.

Nếu như trong lòng thường hay nhớ đến những việc không vui như người đó đắc tội với ta, người này ta vẫn chưa báo thù, ngày ngày khởi lên ý niệm này. Ý niệm này là không tốt, ý niệm này là oan oan tương báo không hề kết thúc, hơn nữa ý niệm này là nghiệp nhân của địa ngục, một ý niệm rất không tốt. Tại vì sao không nghĩ tốt cho người nhiều một chút, thấy nhiều việc tốt của người khác làm? Đem ý niệm này chuyển đổi lại thì liền tiêu được tội nghiệp của địa ngục, cho dù có nghiệp nhân, duyên không có thì sẽ không đọa địa ngục.

Cõi ngạ quỷ là lòng tham, điều này cũng rất khó đoạn, phải có cảnh giác cao độ. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày phải tri túc thường lạc, quyết không mong cầu quá đáng, bạn liền qua được rất an vui, rất tự tại. Ngày tháng bạn qua được rất khổ cực là từ do đâu mà ra? Là do tham cầu, lòng tham không có biên giới, đó là khổ hải vô biên. Nếu như tri túc thì khổ của bạn liền dừng lại, liền bị đình chỉ, đời sống sau này là thường lạc.

Đến lúc nào lìa khỏi được cái khổ? Tri túc thì khổ sẽ không còn. Mặc áo biết đủ thì cái khổ ngày ngày nghĩ tưởng mặc quần áo tốt sẽ không còn; ăn uống biết đủ, không còn chú trọng đến sắc hương vị thì cái khổ đó cũng không còn. Cho nên năm dục sáu trần, bạn tri túc đối với thứ nào thì cái khổ của loại đó liền rời khỏi bạn. Lìa khổ liền được vui. Phật Bồ Tát, các tổ sư đại đức đều thị hiện như vậy cho chúng ta thấy.

Ngày trước vào thời kỳ học Phật, tôi thân cận lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm. Khi tôi thân cận với thầy thì thầy đã hơn 70 tuổi rồi, cũng gần bằng với tuổi của tôi hiện tại, vào lúc đó tôi mới 30 tuổi. Thầy tri túc thường lạc, mỗi ngày chỉ mặc một bộ Trung Sơn, mấy mươi năm không hề thấy thầy đổi qua bộ y phục thứ hai.

Bởi vì y phục bên trong của thầy không nhìn thấy, nên đến khi thầy vãng sanh, chúng tôi mới biết được áo lót bên trong thầy đã đắp vá nhiều lần, vớ cũng đắp vá. Hiện tại các vị đến Đài Trung, trong phòng trưng bày kỷ niệm lão sư Lý xem, áo lót bên trong, vớ đều là đắp vá nhiều lần. Ai vá cho thầy vậy? Thầy chính mình vá. Đời sống của thầy an vui không gì bằng.

Không phải thầy không có tiền, học trò nhiều đến như vậy, học trò có tiền rất nhiều, đưa tặng cúng dường cho thầy rất phong phú. Tôi không hề nghĩ đến bên trong Ngài lại mặc áo rách, vì sao vậy? Có một số người tặng cho thầy quần áo tốt, sau khi người tặng đi rồi, thầy liền đưa tôi. Thầy nói: “Ông đến đây, ông không có quần áo mặc, cái này cho ông nè”.

Hiện tại tôi vẫn còn giữ lại hai bộ áo lót trong cao cấp do thầy tặng cho tôi, tôi cũng không nỡ mặc nên để đó, hiện tại vẫn còn. Các món ăn, quần áo mặc, qua tay thì thầy liền tặng cho người, thầy tri túc thường lạc, nhu cầu đời sống chính mình đủ rồi, quyết định không yêu cầu quá đáng. Cả một đời của Ngài, một ngày ăn một bữa, ăn rất ít, nhưng sức làm việc của thầy nhiều, ba bốn người chúng ta cũng không thể so được với thầy.

Ngày nay chúng ta muốn nói, năng lực này của thầy không phải người phổ thông chúng ta có thể làm được, vậy thì bạn hoàn toàn nghĩ sai rồi. Thầy là người, chúng ta cũng là người, chúng ta phải suy xét xem vì sao thầy có thể mà ta không thể? Đến sau này tôi mới chân thật hiểu thông. Hiểu thông rồi, tôi liền hỏi thầy là cách nghĩ cách thấy này của tôi có đúng hay không.

Tôi nghĩ đến cái gì? Thân thể con người là một cái máy, nếu muốn vận hành cái máy này thì phải tiêu hao năng lượng (năng lượng chính là bổ sung ăn uống của chúng ta), thế nhưng lượng tiêu hao của mỗi một người không như nhau. Có một số người thân thể hao năng lượng, họ phải bổ sung số lượng lớn; nhưng có một số người thân thể tiết kiệm năng lượng, chỉ cần bổ sung chút ít thì đủ rồi, cho nên tôi liền nghĩ, năng lượng rốt cuộc tiêu hao vào đâu?

Lão sư mỗi ngày có nhiều công việc đến như vậy, nhiều khách đến như vậy, phải tiếp khách (thầy là một thầy trung y rất giỏi, ngày ngày còn khám bệnh cho người), sức làm việc rất nhiều, thế nhưng thầy bổ sung năng lượng rất ít. Cho nên tôi liền nghĩ đến, tiêu hao năng lượng đại khái 95% là tiêu hao ở nơi vọng tưởng, nghĩ tưởng xằng bậy, chân thật gọi là lao tâm lao lực thì năng lượng tiêu hao đều ít, đều không nhiều.

Phàm phu chúng ta một ngày ăn ba bữa vẫn không đủ, còn phải ăn chút điểm tâm, còn phải ăn đủ thứ, toàn là do nghĩ tưởng xằng bậy, ngay đến buổi tối ngủ nằm mộng cũng không thành thật, cho nên chúng ta cần phải bổ sung, nếu không bổ sung thì chúng ta sẽ bị bệnh, chúng ta không thể đứng nổi.

Trên 95% năng lượng tiêu hao ở nơi vọng tưởng. Tôi đem quan điểm của tôi báo cáo với lão sư, lão sư khẳng định không sai, chính là như vậy. Cho nên người tu hành tâm càng thanh tịnh thì ăn uống của họ sẽ càng ít đi.

Chúng ta xem thấy ở trên kinh, năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, những vị Tỳ Kheo đó giữa ngày ăn một bữa, mỗi ngày ra bên ngoài khất thực ăn một bữa. A La Hán bảy ngày đi khất thực một lần, bảy ngày ăn một bữa. Bích Chi Phật nửa tháng đi khất thực một lần, hai tuần lễ ăn một bữa. Đây là nói rõ, công phu càng cao, tâm càng thanh tịnh thì tiêu hao năng lượng càng ít, cho nên Bích Chi Phật nửa tháng ăn một bữa, năng lượng một bữa đó của họ đủ để duy trì nửa tháng, họ cũng giảng kinh nói pháp, cũng đi khắp nơi độ chúng sanh.

Như vậy chúng ta mới tường tận, tiêu hao năng lượng chân thật đều là tiêu hao ở nơi vọng tưởng, cho nên nhất định tâm phải thanh tịnh mới được. Việc này không thể học, vì học sẽ ra bệnh, không phải nói học để cho dễ coi. Họ một ngày ăn một bữa, con người này có công phu, có bản lĩnh, nếu bạn có cách nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai lầm, bạn vẫn là khởi vọng tưởng. Cho nên bất cứ việc gì đều có đạo lý, luôn phải đem đạo lý đó làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, chúng ta mới có chỗ để học tập.

Đây là nói xả bỏ năm dục sáu trần, xả bỏ tham ái, chỉ lấy cái cần yếu thì đủ rồi. Ngoài thứ cần yếu ra, nếu còn dư ra (đó là bạn có phước báo) thì giúp đỡ người khác, giúp cho những người cần đến, như vậy thì phước báo của bạn không hề cùng tận.

Người thế gian giàu có, tiền là do bạn kiếm được phải không? Không phải vậy. Bạn nói bạn có thể kiếm được, tại vì sao người khác không kiếm được? Do đây có thể biết, tiền không phải do kiếm mà được, mà từ do đâu mà có? Trong mạng của bạn đã có.

Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói rất rõ ràng, trong mạng của bạn có bao nhiêu tiền tài thì ngay trong đời này bạn hưởng dụng bấy nhiêu tiền tài; trong mạng không có, bạn có cầu thế nào cũng không cầu được. Mạng này là do ai định vậy? Mạng là do chính mình tạo, không phải người khác định đặt cho bạn.

Ngay đời này chúng ta có được tiền tài, tiền tài từ do đâu mà có? Do phước báo của bố thí tài. Trong đời quá khứ tu tài bố thí được nhiều, ngay trong một đời này phước báo có được sẽ lớn, được tiền tài to; trong đời quá khứ tu pháp bố thí, thì ngay trong đời này được thông minh trí tuệ; trong đời quá khứ tu bố thí vô úy, thì ngay đời này được khỏe mạnh sống lâu.

Có nhân ắt có quả, có quả nhất định có nhân. Chúng ta xem thấy quả báo thì biết được cái nhân mà họ đã tạo, xem thấy cái nhân thì liền biết được tương lai quyết định có được quả báo gì, việc này nhất định không thể sai khác.

Cho nên, nếu chúng ta không muốn làm ngạ quỷ thì phải đoạn dứt đi lòng tham, nhất định phải học tri túc thường lạc, chịu giúp đỡ người khác, chịu bố thí, tiền của bạn dùng vĩnh viễn sẽ không thiếu hụt, càng thí càng nhiều.

Thế nhưng khi nhiều rồi vẫn phải xả, bạn thấy trong Phật pháp dạy chúng ta “xả đắc”. Ý nghĩa của xả đắc rất sâu, giản lượt mà nói là bạn có thể xả thì bạn liền có đắc. Xả tài được tài, xả pháp được pháp, xả cái gì thì liền được cái đó. Xả là nhân, đắc là quả. Thế nhưng sau khi bạn được rồi thì vẫn phải xả, đem cái có được cũng xả đi hết. Cho nên hai chữ “xả đắc” này có hai loại ý nghĩa trong đó.

Bạn có được món đồ đó thì nhất định phải xả, không xả thì phiền phức liền đến, nhất định phải xả. Người hiểu được xả là người có trí tuệ, là người chân thật giác ngộ. Sau khi có được rồi lại tích lũy chất chứa, con người đó không có trí tuệ, đó là người ngu si. Cho nên, sau khi bạn có được rồi thì lập tức phải xả, có như vậy bạn mới có thể vĩnh viễn không đọa vào đường ngạ quỷ.

Trích đoạn trong: Phật thuyết Đại thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. 

Người giảng: Lão Hòa Thượng – Pháp Sư Tịnh Không Tập 104.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa nhân thuyết pháp

Kiến thức 10:52 15/11/2024

Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.

Một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục

Kiến thức 10:30 15/11/2024

Có người ra bên ngoài nói lời thị phi hủy báng tôi, có đồng tu đến nói với tôi, người đó nói xấu thầy, hủy báng thầy. Họ vừa mở lời, tôi liền không cho họ nói thêm nữa, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Họ hỏi, vì sao vậy?

Tu ba loại nhân, nhất định cảm được ba loại quả báo

Kiến thức 09:00 15/11/2024

Trước lúc thiên tai chưa xảy ra, nên cố gắng tu nhân, như vậy mới là hành động đúng đắn nhất. Nên giữ tâm cho tốt, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt. Như vậy nhất định có quả báo tốt đẹp.

Chuyển đổi số phận

Kiến thức 08:30 15/11/2024

Đại sư Vân Cốc bảo: Những người không có ý chí, không chịu sửa đổi, chẳng biết tu tâm, làm phúc, lại gây nhân xấu thì bị số mạng cột chặt không thể thoát ra. Nếu ông quyết chí, ta dạy ông phép cải đổi số mệnh, chuyển xấu thành tốt, hưởng phú quý muôn đời, nếu cầu giải thoát, sẽ thành tựu giác ngộ.

Xem thêm