Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/09/2024, 18:30 PM

Nghiệp nhân gì khiến có kẻ bỏ bùa hại người?

Cổ Đại đức nói với chúng ta phàm là kẻ rắp tâm đi nuôi bùa nuôi ngải, bỏ bùa hại người thì đều tạo lỗi lầm rất sâu nặng. Vì sao họ lại bỏ bùa hại người?

Việc “chôn bùa ếm hại người khác” chúng ta rất ít nghe nói, khi tôi còn là thiếu niên, thời gian kháng chiến ở Hồ Nam, ở Quý Châu, lúc đi học thường hay nghe thấy những sự việc này. Thật có việc như vậy hay không?

Tôi đã nhìn thấy qua, nhưng nếu nghe kể thì tôi đã nghe nói rất nhiều, có khả năng là có những sự việc như vậy. Những sự việc này ngày trước vào thời đại chuyên chế của các đế vương thì đây là hành vi phạm pháp, pháp luật của quốc gia không cho phép.

Nhà chùa không sử dụng bùa ngải

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghe nói có rất nhiều loại “bùa”. Cổ Đại đức nói với chúng ta phàm là kẻ rắp tâm đi nuôi bùa nuôi ngải, bỏ bùa hại người thì đều tạo lỗi lầm rất sâu nặng. Vì sao họ lại bỏ bùa hại người?

Nghe nói việc bỏ bùa đến một giai đoạn nếu không bỏ bùa, không hại người thì ngược lại sẽ hại chính mình. Cho nên sự việc này, nếu không hại người thì sẽ hại chính mình, vậy có lợi ích gì chứ. Tôi từng nghe nói những người nuôi bùa ở trong nhà của họ vô cùng sạch sẽ, vô cùng ngay ngắn chỉnh tề, quả thật giống như là mảy trần không nhiễm vậy.

Bùa có nhiều loại, đại khái đều là những loại như rắn độc, nhền nhện, bọ cạp, những con này đều có độc. Vì sao lại làm sự việc này?

Trong nhà Phật nói đây là nghiệp chướng trong đời quá khứ, họ không có nghiệp chướng này thì sẽ không làm những sự việc như vậy. Nghiệp chướng trong đời quá khứ là nhân, hiện tiền là duyên.

Người trẻ tuổi thích những điều kỳ lạ hiếm có, hiếu kỳ, nhưng sau khi bạn đi vào rồi, trở ra rất khó khăn, đây cũng là không có bạn tốt dạy bảo họ, làm những việc tổn người mà cũng không lợi mình.

Giảng rộng nghĩa ra thì phàm là việc tổn người không lợi mình đều ở trong phạm vi một câu này. Những việc tổn người lợi mình còn không thể làm thì những việc tổn người lại không lợi cho mình càng không nên làm. Chúng ta đối với hết thảy người, hết thảy việc, hết thảy vật, phải thường có tâm yêu thương

Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tập 97, Pháp sư Tịnh Không chủ giảng. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hữu hà sai biệt?

Kiến thức 17:20 14/09/2024

Chúng ta chắc hẳn không ai là không từng đôi lần trong đời, khi ngồi trong một bàn tiệc hay một cuộc họp mặt, bị “tra tấn” bởi những người luôn cố tìm mọi cách để phô trương Cái Tôi của họ, mà không cần biết “món hàng” được show off đó gây phiền toái ra sao cho mọi người.

Bốn nguyên tắc để nhận biết chánh Pháp và tà Pháp?

Kiến thức 14:30 14/09/2024

Trong kinh Lăng Nghiêm ghi: “Ngày nay tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng”. Chúng ta phân biệt tà chánh từ nơi đâu? Hễ trái với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy là tà Pháp.

“Gặp được Phật pháp khó lắm, việc tu hành không phải dễ dàng”

Kiến thức 11:20 14/09/2024

Hiện tại, mình hằng ngày tiếp xúc với cảnh già, bệnh, chết mà vẫn chưa thức tỉnh. Vì sao? Thiện căn công đức quá kém, nghiệp chướng nặng nề nên thấy bình thường.

Phải dùng phương tiện và tâm như thế nào để cảm hóa cha mẹ học Phật?

Kiến thức 11:00 14/09/2024

Có rất nhiều đồng tu tại gia tự mình học Phật, phát tâm ăn chay, nhưng người trong nhà không học Phật. Thọ Bồ Tát giới rồi, người ấy có nên nấu những món thịt thà cho cha mẹ ăn hay không?

Xem thêm