Nghiệp quả của người hay nói xấu sau lưng kẻ khác
Tất cả chúng ta hầu như đều có một thói quen xấu đó là thích nói xấu sau lưng người khác, nhiều khi còn chê bai, chê cười lầm lỗi của người, để cho mình là người tốt hơn, người hoàn hảo hơn.
Vấn đề này cả nam lẫn nữ đều mắc phải, nhưng người nữ thường nhiều hơn nam. Vậy nếu một người thường hay thích nói xấu, thích chê cười sai lầm ( lầm lỗi ) của người khác thì sẽ bị những quả báo gì ?
Có thể họ sẽ bị các quả báo sau đây :
1. Tương lai sẽ bị người khác nói xấu và chê cười trở lại :
2. Tâm từ bi thương người dễ bị tổn giảm, nên sẽ làm những điều ác độc và sau đó sẽ phải gặt hái quả báo của sự đau khổ :
3. Chê cười người khác điểm gì, tương lai có thể sẽ bị mắc đúng cái lỗi đã chê ấy.
Ví dụ :
- Chê người khác là học ngu, thì tương lai sẽ có lúc mình học không lên lớp được.
- Chê người khác là đói rách, nghèo khổ thì tương lai mình sẽ bị quả báo là làm ăn thất bại, và mất tiền, hết tiền, và nghèo khổ.
- Chê người khác làm việc kém dở, thiếu tư duy, thì tương lai mình sẽ bị quả báo là làm việc hay bị mắc lỗi, dễ phạm sai lầm...
- Chê người khác là gái mất nết thì tương lai tư cách của mình sẽ bị tổn giảm, dễ trở thành người mất nết, hư hỏng...
4. Hay chê người khác, mở miệng ra là thích chê, thì dễ mắc quả báo miệng mồm hôi thối, thường sống gần những con người nhiều chuyện, môi trường thị phi phức tạp ( để đồng nghiệp ), và khi sống ở môi trường như vậy thì tâm trí sẽ vô cùng mệt mỏi, lúc nào cũng đủ chuyện xảy ra :
5. Người hay nói xấu thường gặp quả báo làm ăn dễ gặp thất bại, thua kém, dở hơn người khác, lúc bị như vậy thì sẽ bị người khác xem thường, đúng như nhân ban đầu đã gieo :
6. Dễ bị quả báo cô đơn, ít bạn, người khác thấy ít muốn gần :
7. Nếu nghiệp nói xấu chê cười quá nặng ( chê cười, nói xấu nhầm Bậc Chân Tu ) thì coi chừng bị quả báo sau khi chết sẽ phải tái sinh vào địa ngục chịu khổ.
Hơn nữa, nhiều kiếp nếu tái sinh trở lại làm người thì thường sinh ra với cái miệng không đẹp ( như miệng méo, mốm, giọng nói lắp bắp, ngọng nghịu, nhiều khi bị câm, miệng luôn hở không ngậm lại được ....).
Do đó, khi nói chuyện, lúc nói các vấn đề về người khác, chúng ta phải hết sức chú ý.
Nếu không khen được thì tốt nhất nên im lặng cho chắc.
Còn nếu đủ bản lĩnh thì tới trước mặt người đó góp ý để giúp họ hoàn thiện. Chứ không nên trút giận, bằng cách đi nói xấu, đi kể lung tung người. Như thế là không tốt.
Xin nhớ, Luật nhân quả nhà Phật thuyết minh không phải để dọa dẫm con người mà chỉ nhằm trình bày một sự thật khách quan, chúng ta có thể nhìn những người trong hoàn cảnh bất hạnh quanh mình mà chiêm nghiệm những nguyên nhân họ đã tác tạo Nghiệp từ trong quá khứ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Lục độ: Sáu pháp vượt bờ
Kiến thức 09:00 31/10/2024Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.
Thiền tắm
Kiến thức 17:39 30/10/2024Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm