Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/10/2020, 13:39 PM

Ngôi chùa được xây dựng đầu tiên nơi biên cương tổ quốc

Ngày 15/12/2014, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng cách thác Bản Giốc khoảng 500m.

Đôi nét về kiến trúc chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc về đêm.

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc về đêm.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013, trên diện tích 3ha do UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt với tổng kinh gần 38 tỷ đồng. Ngôi chùa được xây dựng với kiến trúc mang tính thuần Việt, kết cấu gỗ lim, vật liệu gạch ngói cổ truyền, mái đao truyền thống. 

Ngôi chùa tọa lạc tại núi Phia Nhằn, thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng. Khi đứng trên chùa, chúng ta nên có thể nhìn ngắm toàn cảnh những cánh đồng lúa, dòng nước trắng xóa của thác Bản Giốc hùng vĩ giữa núi non mây trời trùng điệp từ trên cao. 

Kiến trúc ngôi chùa mang tính chất thuần Việt với kết cấu gỗ lim, vật liệu gạch ngói cổ truyền, mái đao truyền thống. Ngôi chùa gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Đền thờ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các anh hùng liệt sỹ, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.

Điều đặc biệt nhất của ngôi chùa là lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo bằng đồng nặng 1,5 tấn, tam quan, khuôn viên Tượng Quan Âm Bồ Tát.

Ngôi chùa trấn ải nơi biên cương 

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía bắc của Việt Nam.

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía bắc của Việt Nam.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là công trình có ý nghĩa thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và góp phần thúc đẩy khu du lịch thác Bản Giốc.

Đối với người dân nơi đây, từ khi chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đã trở thành địa điểm để các Phật tử đến cầu nguyện bình an, cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Việc xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc ngay giữa vùng biên cương cũng mang ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của vùng. Góp phần thu hút du khách gần xa đến chiêm ngưỡng và tham quan. 

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như một cột mốc, mang ý nghĩa lớn về giá trị văn hóa, giúp đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tâm linh của người dân Việt Nam.

Tượng Đức Quan thế Âm Bồ Tát tại chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc.

Tượng Đức Quan thế Âm Bồ Tát tại chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm