Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/09/2020, 08:33 AM

Chùa Vạn Niên: Nét trầm mặc giữa lòng thủ đô

Song hành với Thăng Long - Hà Nội, chùa Vạn Niên tọa lạc tại khu vực phía Tây của Hồ Tây - thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, ngôi chùa vẫn mang những nét cổ kính và tĩnh đạm nơi cửa Phật giữa không gian hối hả, nhộn nhịp chốn Hà Thành.

Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, Thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên, chùa bắt đầu được xây dựng và trường tồn cho đến ngày nay. 

Chùa Vạn Niên tọa lạc tại khu vực phía Tây của Hồ Tây -  trên đường Lạc Long Quân, thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ. Chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm tuổi và được coi là một trong những ngôi chùa liêng thiêng nhất của kinh thành. 

Chùa Vạn Niên tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.

Chùa Vạn Niên tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.

Trước đây chùa có tên là chùa Vạn Tuệ sau này mới được đổi tên thành chùa Vạn Niên và là một trong những ngôi chùa theo phái Mật Tông. Nơi đây hiện nay không chỉ được biết đến là một địa điểm tâm linh mà còn là một địa điểm du lịch tại Hà Nội.

Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa

Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được làm từ gỗ.

Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được làm từ gỗ.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi chùa xuống cấp và phải trùng tu rất nhiều lần. Lần trùng tu lớn nhất, gần như cải tạo lại toàn bộ kiến trúc của chùa là vào khoảng thế kỷ 19 dưới thời nhà Nguyễn. Chính vì vậy, mọi phần kiến trúc của chùa đều mang theo hơi hướng kiến trúc của thời Nguyễn.

Tuy nằm ngay bên mặt đường Lạc Long Quân luôn tấp nập người, xe qua lại, nhưng phía sau cổng chùa là sự cổ kính, thiêng liêng, thanh tịnh… không gian chùa không lớn nhưng được bao trùm một màu xanh mát của những cây cổ thụ nhiều năm tuổi.

Để vào chùa Vạn Niên có 2 cổng để vào, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa), cổng nằm ở hướng ven hồ Tây là cổng chính.

Để vào chùa Vạn Niên có 2 cổng để vào, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa), cổng nằm ở hướng ven hồ Tây là cổng chính.

Cổng chính của chùa Vạn Niên nằm ở bờ phía Tây của Hồ Tây, thuộc ấp Quán La ngày trước (nay là Xuân La, quận Tây Hồ). Hiện nay, trên nóc chùa còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự” nhưng tên cũ của chùa là Vạn Tuế.

Màu nhiệm ngôi chùa Việt an toàn trong rừng lửa Vacaville, Hoa Kỳ

Chánh điện chùa Vạn Niên.

Chánh điện chùa Vạn Niên.

Qua hơn 1.000 năm lịch sử, với bao thăng trầm và biến cố, ngôi chùa đã nhiều lần được trùng tu. Chùa Vạn Niên có phong cách kiến trúc thời Nguyễn, bao gồm: Tam quan, tiền đường, nhà Tổ, nhà khách, lầu Quan Âm… Câu đối ở hàng cột nhà bái đường đã nói rõ:

“Cổ tự trùng tu tân cảnh sắc

Vạn Niên kiến tạo cựu quy mô”

(Chùa cổ trùng tu cảnh sắc mới

Vạn Niên sửa chữa quy mô xưa).

Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm bằng gỗ. Nơi đây là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh.

Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm bằng gỗ. Nơi đây là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh.

Khu vực nội điện chùa Vạn Niên, nơi bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt mùi thơm từ gỗ và hương, cùng không khí mát lạnh, trong lành.

Khu vực nội điện chùa Vạn Niên, nơi bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt mùi thơm từ gỗ và hương, cùng không khí mát lạnh, trong lành.

Theo Thăng Long cổ tích khảo, thì “Chùa ở bờ Tây hồ Tây... Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các Tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho. Bấy giờ, danh tăng Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường thời Lý kế thừa trụ trì ở đây”.

Hiện chùa còn giữ bộ di vật với hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao. Tại chùa có bức tượng phật Thích Ca, cao hơn 1,3 m và nặng 600kg, được làm từ ngọc Phỉ Thuý (Jadeit tự nhiên), làm cho bộ di vật của ngôi chùa thêm độc đáo.

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt

Không gian thanh tịnh tại chùa.

Không gian thanh tịnh tại chùa.

Đặc biệt, chùa còn có bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung”, đúc vào đời Gia Long, thể hiện: Chùa Vạn Niên là một di tích có qui mô bề thế, một danh lam cổ vừa tâm linh vừa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở phía Tây kinh đô Thăng Long.

Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được làm từ gỗ. Những công trình được làm bằng gỗ đều được trang trí, trạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo đậm nét văn hóa phương Đông.

Tượng Phật ngọc: toàn bộ lên ý tưởng, phương thức, chất liệu đều do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng nặng gần 600 cân được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần một tấn. Sau 2 năm, Pho tượng phật Thích Ca được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7)

Tượng Phật ngọc: toàn bộ lên ý tưởng, phương thức, chất liệu đều do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng nặng gần 600 cân được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần một tấn. Sau 2 năm, Pho tượng phật Thích Ca được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7)

Tổng thể thiết kế kiến trúc của chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính (đền Mẫu thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng và nhà phụ. Xung quanh không gian của chùa được trồng nhiều cây cảnh tạo sự trong lành cho ngôi chùa.

Dưới thời nhà Lý, vị sư trụ trì của chùa là Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường.

Dưới thời nhà Lý, vị sư trụ trì của chùa là Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường.

Chùa Vạn Niên đang ngày một khang trang và được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Tuy có nhiều đổi mới nhưng chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển.

Khoảng sân trong chùa Vạn Niên.

Khoảng sân trong chùa Vạn Niên.

Tượng trong chùa Việt ở miền Bắc diễn tả lịch sử Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm