Ngôi chùa lưu giữ bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng cổ nhất
Chùa Thánh Duyên tọa lạc tại Thúy Vân sơn, ngọn núi được vua Thiệu Trị xếp hàng thứ chín trong 20 cảnh đẹp của xứ Huế, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi có vị thế trời mây sông nước quyện hòa cùng phong cảnh Phật.
Kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc triều Nguyễn
Theo sử sách, lịch sử của chùa Thánh Duyên bắt đầu từ một chuyến đi thuyền qua cửa biển Tư Hiền của chúa Nguyễn Phúc Tần. Khi đó, thấy phong cảnh hữu tình, chúa đã cho lập một ngôi chùa nhỏ đặt tên Mỹ Am Sơn để cầu phúc, an dân. Đến năm 1825, vua Minh Mạng cho xây dựng lại chùa trên nền cũ đặt tên là chùa Thúy Ba. Năm 1836 vua Minh Mạng cho sửa lại, xây thêm Ðại Từ Các và Tháp Ðiều Ngự, và đổi tên chùa là chùa Thánh Duyên.
Khi trùng kiến chùa, vua Minh Mạng đã dụ rằng: “Những danh lam thắng tích ta không có quyền để chúng lụi tàn, mất hết dấu tích, không lưu lại cho thế hệ mai sau. Huống gì quang cảnh nơi đây đều do Hoàng tổ của ta (Minh Vương Nguyễn Phúc Chu) vì triều đình, vì thần dân mà tạo dựng, nhằm mục đích khuyến khích mọi người tu tâm, tích thiện, tạo phước điền”.
Tên chùa được đặt là Thánh Duyên vì: “Thánh tức thị Phật, Phật tức thị Thánh, hữu thị Thánh phương khai Phật pháp chi sùng thâm; duyên bổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên nãi khuyếch thiện nhân chi quảng bị”. Chính vua Minh Mạng đã ngự chế câu đối ấy và cho lồng chép vào nội dung văn bia để khắc vào bia đá “Ngự chế Thánh Duyên tự chiêm lễ” vẫn còn ở chùa.
Linh Bửu Tự: Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược
Chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà Nguyễn với lối xây "trùng thiềm điệp ốc", để lên chùa phải đi qua một đoạn đường núi dốc thoai thoải. Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo dạng cổ lâu - kiểu đặc trưng của chùa Huế với thiết trí thờ Hộ pháp Vi Đà. Chính điện của chùa là toàn nhà ba gian hai chái, cao rộng và thoáng đãng, phần mái được lợp ngói liệt theo kiểu trùng thiềm điệp ốc đặc trưng của Huế trang trí bằng cù giao, lưỡng long, vân hóa long tinh xảo. Nội điện thờ Phật cùng nhiều vị hiền thánh thiện thần khác. Gian chính ở giữa thờ Tam Thế Phật: Quá khứ, hiện tại và vị lai; phía trước thấp hơn bàn thờ Phật là bàn thờ bài vị vua Minh Mạng. Hai bên có hai dãy sập để tôn trí thờ Thập Điện Minh Vương, mỗi bên gần sát vách thờ 5 tượng; tiếp đến vào phía trong thờ 2 dãy tượng Thập Bát La Hán, mỗi bên 9 tượng.
Công trình cao nhất nằm trong tổng thể kiến trúc chùa Thánh Duyên là tháp Điều Ngự hình khối tứ giác có 3 tầng, cao khoảng 13 mét. Điều Ngự là một trong mười danh xưng của Đức Phật nhưng Điều Ngự cũng có ý nghĩa là nơi để vua điều phục và chế ngự tâm. Khi tâm đã được chế ngự thì không có việc gì không làm được, đây chính là ý nghĩa của việc vua Minh Mạng cho dựng đình Tiến Sảng phía đằng sau tháp. Trên đỉnh tháp ngày xưa có dựng trụ đồng đặt pháp luân chuyển động theo gió, kèm theo hệ thống chuông lắc. Khi gió thổi pháp luân xoay, âm thanh của tiếng chuông sẽ vang vọng gần xa.
Tháp Điều Ngự hình khối tứ giác có 3 tầng, cao khoảng 13 mét, là một trong mười danh xưng của Đức Phật nhưng Điều Ngự cũng có ý nghĩa là nơi để vua điều phục và chế ngự tâm.
Ngoài hệ thống kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc triều Nguyễn, chùa Thánh Duyên còn có 113 cây cổ thụ có tuổi thọ từ 200 - 300 năm như thông, xoài, mù u, mít nài, mít, dầu lai, lim...
Bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng cổ xưa và lớn nhất
Nam Thiên Nhất Trụ - ngôi chùa Một Cột nổi tiếng trời Nam
Vua Minh Mạng đã cho đúc bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật đúc đồng vào thế kỷ XIX. Đây được xem là bộ sưu tập quý giá vì thể hiện khả năng đúc đồng của nghệ nhân Việt Nam. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 55cm, chiều ngang từ 34 đến 42cm đặt trên một đế cao 13cm.
Chùa lưu giữ bộ tượng Thập bát La Hán bằng tre được lưu giữ trong chính điện. Điểm đặc sắc của bộ tượng này được làm bằng tre, cho thấy sự công phu, tinh xảo của các nghệ nhân vào thời vua Minh Mạng. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 18cm, chiều ngang từ 5 đến 6cm, đặt trên một đế cao 4cm. 18 pho tượng La Hán này đều được sơn son thếp vàng. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Việt Nam hai bộ tượng A La Hán vào ngày 05/5/2008: “Ngôi chùa có bộ tượng Thập bát A La Hán bằng đồng xưa và lớn nhất” và “Ngôi chùa có bộ tượng Thập bát A La Hán bằng tre thếp vàng xưa nhất”.
Với những giá trị lịch sử, kiến trúc và cảnh quan đặc sắc, chùa Thánh Duyên đã được công nhận là Di tích quốc gia từ năm 1996.
Quốc tự Thánh Duyên trên Thúy Vân sơn là một dấu ấn đậm nét của quá trính mở mang bờ cõi của ông cha xưa. Ngôi chùa này từng là nơi nhiều vị vua triều Nguyễn thành tâm đảnh lễ cầu cho quốc thái dân an. Một di sản về lịch sử văn hóa của dân tộc nằm khuất nẻo và ít người biết đến đang cần được bảo tồn...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Xem thêm