Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/03/2019, 15:12 PM

Ngôi cổ tự giao thoa giữa hai nền kiến trúc Ấn Độ và Việt Nam

Là một ngôi chùa Phật giáo - biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, chùa Tây An hay còn được gọi là Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang).

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Bài liên quan
Chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung.

Chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung.

Chùa tọa lạc trên nền đất cao và thoáng rộng. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 15.000 m2. Điểm nhấn của chùa là điểm nhấn ấn tượng là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc rực rỡ.

Chùa tọa lạc trên nền đất cao và thoáng rộng. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 15.000 m2. Điểm nhấn của chùa là điểm nhấn ấn tượng là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc rực rỡ.

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ. Các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông... được làm bằng gỗ cổ thụ, chạm trổ công phu.

Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ. Các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông... được làm bằng gỗ cổ thụ, chạm trổ công phu.

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc của ngôi chùa vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) đẹp mắt.

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc của ngôi chùa vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) đẹp mắt.

Nền chùa lát gạch bông. Đằng sau chánh điện là gian nhà thờ rộng thoáng. Các cột gỗ được trùng tu, đỡ bằng trụ bê tông.

Nền chùa lát gạch bông. Đằng sau chánh điện là gian nhà thờ rộng thoáng. Các cột gỗ được trùng tu, đỡ bằng trụ bê tông.

Chiếc chuông đồng to bên trong chánh điện.

Chiếc chuông đồng to bên trong chánh điện.

Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Họa tiết thể hiện kiến trúc Việt ở các cây cột.

Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Họa tiết thể hiện kiến trúc Việt ở các cây cột.

Tượng các vị thần Ấn Độ trên trần tại lối vào chánh điện.

Tượng các vị thần Ấn Độ trên trần tại lối vào chánh điện.

Chùa được bao quanh bởi khu vườn có nhiều cây cối xanh mát. Bên trong sân chùa có một cột phướn cao 16 m.

Chùa được bao quanh bởi khu vườn có nhiều cây cối xanh mát. Bên trong sân chùa có một cột phướn cao 16 m.

Hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dấp kiểu Ấn Độ

Hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dấp kiểu Ấn Độ

Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích

Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" vào tháng 7/1980. Công trình được xem như là một biểu tượng lịch sử, minh chứng cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ. Đây không chỉ là nơi thu hút đông Phật tử vào mỗi dịp lễ hội mà còn là điểm dừng chân thú vị cho người yêu thích khám phá các công trình kiến trúc cổ.

Phong Vinh (VnExpress)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm